› Lịch Sử Việt Nam Phần 1 Từ Khởi Đầu Đến Năm 1955 › Lịch Sử Việt Nam Phần 2 Từ 1955 Đến Năm 1973 › Lịch Sử Việt Nam Phần 3 Từ 1973 Đến Năm 2010 » Trang Thơ
» Trang Thơ Của Thi Sĩ Vĩnh Nhất Tâm» Trang Thơ Của Thi Sĩ nguyễn duy ân
- Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam - Trúc Lâm Lê An Bình biên khảo
- Phong Thủy Thăng Long Hà Nội - Chiêm Tinh Gia Thiên Đức
- Đại Lễ 1000 Năm Thăng Long - Mục Sư Nguyễn Trung Tôn
- Lời Kêu Gọi Số 1, 2
- Vận Nước Ý Dân Nam Quốc Sơn Hà 1, 2, 3 - Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc
- Ngàn Năm Thăng Long - Trần Văn Giang
- Tính Chính Danh Của Đại Lễ Ngàn Năm - Phương Anh
- Ngàn Năm Thăng Long Nhìn Lại - Hoàng Lại Giang
- Thăng Long Nhập Đại Hán - nguyễn duy ân
- Thăng Long Xưa Hà Nội Nay - Trần Nhu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30
- Nhật Ký Hai Ngày Lễ Lớn - Hoàng Hưng
- Lễ Hội Ngàn Năm Thăng Long - Lý Đại Nguyên
- Nỗi Buồn Sử Học - Blog nguyenxuandien
- Đại Lễ Ngàn Năm Bỏ Lở Cơ Hội Chấn Hưng Dân Khí - Khánh Linh Tuần VN
- Hội Chứng Một Ngàn - Võ Thị Hảo
- Kỷ Niệm Ngàn Năm Thành Thăng Long Với Rùa Thần, Rồng Thiêng và Quái Thú - Lý Đại Nguyên
- Bộ Phim "Lạc Đường Tới Thăng Long" Bùi Tín
- Lý Thái Tổ - Thi Sĩ Vĩnh Nhất Tâm
- 1000 Năm Thăng Long - Thi Sĩ Vĩnh Nhất Tâm
- Nhập Nhằng Mô Ngàn Năm Thăng Long - Nguyễn Lộc Yên
Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)
2/ Thần Tướng Trương Quang Ân và Phu nhân (1932 - 1968; 1931-1968)
Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân
Hài cốt của Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân được phụng thờ ở chùa Vạn Phước Sài Gòn từ sau ngày 30/04/1975
...
Hàng tháng, nếu không phải bận hành quân, ông soạn lịch trình đến thăm viếng, kiểm soát những tiểu đoàn thuộc quyền. Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù của Thiếu tá Nguyễn văn Minh, người bạn cũ cùng Trường Thiếu Sinh Quân là đơn vị ông lưu tâm nhất vì ở nơi xa xôi (Vũng Tầu) so với 2 tiểu đoàn 5, 7 cùng trong vùng Biên Hòa của chiến đoàn.
Mỗi lần thăm viếng đều được ông chuẩn bị nghiêm chỉnh như một cuộc thanh tra đơn vị, mà bản thân ông là người trước tiên phải hội đủ khả năng, tư cách, phẩm chất của một giới chức chỉ huy, thanh tra. Trước ngày đi, ông nói cùng Đại úy Nguyễn Thái Hợp, nay đã kiêm nhiệm chức vụ tham mưu trưởng chiến đoàn:
- Đại úy nhớ nhắc nhở, kiểm soát anh em mình phải mang đủ bi đông nước, lương khô để khỏi làm phiền dưới Tiểu đoàn 6 nghe!
- Nhưng Thiếu tá Minh đã báo cho tôi bằng 106 (máy truyền tin siêu tần số dùng bạch thoại để chuyển những nội dung không cần phải mã hóa) là dưới đó đã chuẩn bị bữa ăn cho chiến đoàn mình rồi Thiếu tá!
- Đại úy Hợp vội vã trả lời.
- Cơm thân mật trong tiểu đoàn hay tiệm ngoài phố?
- Thiếu tá Ân hỏi gấp.
- Vâng, ở một tiệm nơi Bãi Sau!
- Vậy đại úy phải nói liền với Thiếu tá Minh là tôi không nhận. Mình đi thanh tra tiểu đoàn chứ đâu phải đi Vũng Tàu tắm biển, ăn tiệc!
Cuối cùng, ông lên xe với nón sắt hai lớp, súng Colt nơi thắt lưng có bi đông nước đầy, gói lương khô, và ngồi thẳng trong suốt chặng đường đi từ Tam Hiệp, Biên Hòa về đến Tiểu đoàn 6 ở Vũng Tàu.
- Đường đi xa hơn trăm cây số, Thiếu tá dựa lưng một chút cho đỡ mỏi! - Người tài xế ái ngại nhắc nhở.
- Không được đâu, mình tới thăm viếng, thanh tra mà lưng áo bị nhăn như thế trông thấy có vẻ thiếu kính trọng đơn vị và anh em! Thiếu tá Ân giải thích với người tài xế, không quên hỏi thêm:
- Mà anh có đem đủ bi đông nước dùng cho cả ngày và nhớ bỏ thuốc lọc nước vào chưa?
Cũng liên quan đến người tài xế, chiếc xe, một hôm ông gọi bà vào văn phòng với vẻ nghiêm trọng, và sau đó có những lời:
- Mình là sĩ quan nữ quân nhân, mình biết cũng rõ quân kỷ như tôi; thế nên, chiếc Jeep là của chiến đoàn cấp cho chiến đoàn trưởng, chứ không phải cho riêng cá nhân tôi. Vậy khi nào mình đi thăm gia đình binh sĩ với tư cách chủ tịch gia đình binh sĩ Chiến đoàn 2 thì mình sử dụng và ngồi vào ghế trưởng xa. Nhưng ngoài giờ làm việc, nếu cần chú tài xế đưa đi đâu thì mình phải ngồi băng sau, vì xe đó là của quân đội chứ đâu phải của riêng gia đình mình. Tôi đã dặn chú ấy, khi nào không có mặt tôi thì lưng ghế trưởng xa phải gập xuống, vậy mình đừng bảo chú ấy làm trái lời tôi!
Bà im lặng nghe, và tuân theo lời ông không một phản ứng nhỏ tị hiềm, khó chịu, dẫu bà chỉ thua ông một cấp bậc.
Sự Tích Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam Thời Cận Đại:
1/ Thần tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
2/ Thần tướng Trương Quang Ân và phu nhân 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (1932 - 1968; 1931-1968)
3/ Thần tướng Nguyễn Viết Thanh 1, 2, 3 (1930 - 1970)
4/ Thần tướng Đỗ Cao Trí 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1971)
5/ Thần tướng Phạm Văn Phú 1, 2, 3, 4, 5 (1929 - 1975)
6/ Thần tướng Lê Nguyên Vỹ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 (1933 - 1975)
7/ Thần tướng Trần Văn Hai 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (1929 - 1975)
8/ Thần tướng Lê Văn Hưng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 (1933 - 1975)
9/ Thần tướng Nguyễn Khoa Nam 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 (1927 - 1975)
Thư Mục Các Trang Nhà