III/ Dòng tư tưởng Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 17 sau khi thành Thăng Long được hình thành:
...
Và nhờ đó đã đoàn kết dân tộc chiến thắng quân xâm lược nhà Minh
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.
Tư tưởng căn bản của Nguyễn Trải cũng
như vào thời này là đề cao NHÂN NGHĨA. Ở đầu bài Bình Ngô Đại Cáo,
Nguyễn Trải đã hùng hồn công bố :"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".
Mặc dù ông là một nho gia, nhưng tư tưởng Nhân Nghĩa đã được ông chủ
xướng trong việc tham gia nghĩa quân Lam Sơn chống quân xâm lược nhà
Minh. Nhân Nghĩa của Nguyễn Trải là tư tưởng Nhân Nghĩa đã tồn tại từ
thời Hai Bà Trưng cho đến lúc đó, là một tư tưởng Nhân Nghĩa cứu dân
cứu nước, chứ không phải của tống nho từ chương trích cú, chỉ lo công
danh lợi lộc như những nho gia cuối thời Trần, vì thù ghét Hồ Quý Ly
cướp ngôi nên đã chỉ đường vẽ lối cho quân Minh dễ dàng xâm chiếm Đại
Việt.
Như khi ông đáp lại thư của tướng quân Minh là Phương Chính: "Phù đồ đại sự giả dĩ Nhân Nghĩa vi tiên. Duy Nhân Nghĩa chi kiêm toàn, cố sự công chi tất tể" nghĩa "Phàm
người làm việc lớn cần phải lấy tình thương và tư cách làm đầu. Chỉ có
tình thương và tư cách hoàn toàn mới hoàn thành mọi việc".
Tình thương (Nhân) ở đây theo ý ông
là tình thương đến muôn loài, là tình thương bao hàm cả trời đất của
Lục Độ Tập Kinh truyền lại; Còn tư cách (Nghĩa), danh từ khác là Hạnh,
là giữ gìn tư cách, lý tưởng cho đến hơi thở cuối cùng.
Với Nhân và Nghĩa trên ông đã cùng
với nghĩa quân Lam Sơn đánh bại đoàn quân xâm lăng của nhà Minh. Điểm
đặc biệt là ông đã áp dụng chiến thuật công tâm đi đầu rồi mới tới công
thành đã khiến nhiều tướng giặc phải ra hàng. Đông Quan có Vương Thông,
Mã Anh, Lý An, Trần Trí, Sơn Thọ, Mã Kỳ, Phương Chính. Tại Tây Đô có
Hà Trung. Tại Chí Linh có Cao Tường. Khi quân tướng giặc ra hàng, đa
số dân chúng Đại Việt mong muốn chém đầu tất cả người này để trả mối thù
đã giết chóc gia đình của họ và dày xéo đất nước Đại Việt trong hơn
mười năm qua. Nhưng Nguyễn Trải và Lê Thái Tổ đã dĩ đức báo oán, cốt để
tiêu diệt tận gốc mầm mống hận thù và giữ được tiếng thơm sau này.
Những quân lính nhà Minh này đều được trao trả về xứ sở cũng như cấp
phát lương thực quần áo đem theo trên đường.
Nguyễn Trải còn chủ trương Nhân Nghĩa
trong đạo làm tướng khi ông viết thư trả lời Phương Chính : "Vi tướng
chi đạo dĩ Nhân Nghĩa vi bản, Trí Dũng vi tư" nghĩa "Một vị tướng phải
lấy Nhân Nghĩa làm đầu, còn Trí và Dũng chỉ là phương tiện tiếp theo".
Đây là một định nghĩa cho bậc Thiên Tài Quân Sự.
Cũng cùng chữ Nhân nhưng người Tầu và người Việt có những suy tư và hành xử khác nhau.
Chữ Nhân của người Tầu được trình bày
đầu tiên trong Ngũ Thường của Khổng Tử. Vốn để đào tạo một chính nhân
quân tử Trung Hoa. Ngũ Thường gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Thầy Mạnh
Tử định nghĩa người đại trượng phu quân tử như sau: Phú quý bất năng dâm. Khi người quân tử được giàu sang thì không nên say mê danh vọng, địa vị, sắc đẹp, bài bạc, hút sách ở cuộc đời; Bần cùng bất năng di.
Người quân tử cho dù gặp nhiều khó khăn trở ngại hay bần cùng trong lý
tưởng hay trên cuộc đời cũng không nên nản chí mà bỏ đi lý tưởng mình
đã và đang theo đuổi; Uy vũ bất năng khuất. Người quân tử không bao giờ bị khuất phục bởi sức mạnh, cường quyền.

