Thiên Niên Sử Thăng-Long Thành

Mục Lục:
Tựa
Chương I/ Dẫn Nhập:
Chương II/ Tư tưởng tộc Việt thời tối cổ:
Chương III/ Nếp Suy Tư Bình Dân:
Chương IV/ Nếp Suy Tư Bác Học:
Chương V/ Nếp Suy Tư Bác Học - Vận Nước Ý Dân Nam Quốc Sơn Hà Năm 981:
Chương VI/ Nếp Suy Tư Bác Học - Bài thơ Vận Nước và Bài Thơ Thần:
Chương VII/ Tư Tưởng Bác Học - Sự Khởi Đầu Của Tam Giáo Đồng Nguyên :
Chương VIII/ Tư tưởng Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 15 sau khi thành rồng bay lên được hình thành:
Chương IX/ Tư tưởng Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 17 sau khi thành rồng bay lên được hình thành:
Chương X/ Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam:
Chương XI/ Từ Ngàn Năm Thăng Long 2010 Đến Thỏa Hiệp Việt Trung 2011:
Chương XII/ Hướng Đến Một Nền Đa Giáo Đồng Nguyên, Một Xã Hội Phân Nhiệm:
Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc biên khảo
Thăng Long hỡi, ngàn năm uy vũ đó
Văng vẳng đâu đây Đông Sơn trống đồng
Hiệu lịnh dân Nam trùng quang vận nước
Cho người sau nhớ mãi Thăng Long thành
Tựa
Thăng Long ngày xưa, Hà Nội hôm nay đã hình
thành được 1002 năm, hay 1002 tuổi. Trong một ngàn năm qua, thành
Thăng-Long đã chứng kiến biết bao cảnh vật đổi sao dời. Biên khảo Thiên
Niên Sử Thăng-Long Thành chỉ với một mục tiêu khiêm nhượng là ghi lại
quá trình hình thành kinh thành từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Mong rằng sẽ góp được một tiếng trống trong
hàng ngàn hàng triệu triệu tiếng trống đồng khác nhằm vực dậy dân sinh,
dân khí cũng như dân quyền Việt Nam làm thành bức tường thành kiên cố
bảo vệ văn hóa giống nòi trước hiểm họa xâm thực, tầm ăn dâu của quân
xâm lược Trung cộng.
Xin trang trọng gởi đến mọi tầng lớp người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tập biên khảo sử Thiên Niên Sử Thăng-Long Thành.
Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc cẩn chí
Âu Châu, mùa thu năm 2010 - Quốc Hận 2012
Chương I/ Dẫn Nhập:
Khi nghiên cứu hay biên khảo về thành rồng bay
lên (Thăng-long thành), đã là một trung tâm chính trị, văn hóa, tôn
giáo cũng như quân sự của đất nước Việt Nam qua nhiều thời kỳ. Chúng ta
không thể nào không đề cập tới sự hình thành của các dòng tư tưởng
Việt Nam cũng như bối cảnh hình thành tộc Việt, mà sơ khởi đã là một
trăm bộ tộc khác nhau sống rải rác ở vùng núi Ngũ Lĩnh – hồ Động Đình.
Tạp Chí Địa Dư của Hoa Kỳ xuất bản năm 1991,
ghi nhận dân tộc Bách Việt định cư hơn 5000 năm trước Công nguyên, còn
dân Tầu du mục chỉ mới định cư có 1000 năm trước Tây lịch.
Người Tàu nhà Chu (Zhou) ở phương Bắc, còn
Bách Việt (Yeu) ở châu thổ Trường giang và Dương tử rộng lớn phì nhiêu ở
phía Nam. Từ Bách Việt theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư giải thích là từ
mà người Hán dùng để gọi chung các tộc người khác Hán sống ở miền nam
Trung Quốc thời xưa. Từ này lần đầu tiên thấy chép trong Sử Ký (Ngô
Khởi Truyện của Tư Mã Thiên).
Theo bộ từ điển lớn Từ Hải (là chữ tắt của Từ
Hải Hợp Đính) định nghĩa Bách Việt là tên của một chủng tộc. Theo sách
Thông Khảo Dư Địa Khảo Cổ Nam Việt: Từ Ngũ Lĩnh về phía Nam, cùng thời
với Đường, Ngu, Tam Đại, là nước của Man Di, ấy là đất của Bách Việt.”
Qua đó cho chúng ta thấy rằng văn minh, tư
tưởng Việt Nam đã hiện diện và tồn tại hằng ngàn năm, trước cả nền văn
minh của người Tầu phương Bắc.
Và Thành Thăng-Long là nơi hội tụ cũng như là
tinh hoa của dân tộc được cô đọng và hình thành sau mấy ngàn năm tổ tiên
đã dầy công vun đắp. Thành Thăng-Long là phát âm Hán Việt, trong bài
này chúng tôi gọi là thành Rồng Bay Lên (phát âm Việt Nam).