Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chiến tranh biên giới diễn ra quá thảm thương
và tàn nhẫn đối với nữ tù binh VN. Trung Cộng bắt đầu đẩy mạnh chiến
tranh "tự vệ". Theo "vòng hoa dưới núi" tiếng lóng giảm thiểu thương
vong tại chiến trường. Biển người ồ ạt tiến vào biên giới, trong khi ấy
dân quân Việt Nam tự phát chiếu đấu bảo vệ làng mạc. Người lính Trung
Cộng thường gọi nữ tù binh "Con dấu" tiếng lóng, ám chỉ chiến lợi phẫm
tha hồ hưởng thụ,
Trong khoảnh khắc Trung Cộng chiến thắng nhưng chưa
đủ vinh quang nhận trả giá một chi phí cao không bao giờ ngờ đến hậu
quả, cũng không thể quên rằng đã có 20.570 tuổi trẻ Trung cộng chết một
lúc tại 6 tỉnh biên giới trong lãnh thổ Việt Nam. Một trả giá bi thảm
nhất của lịch sử Trung cộng. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm [1]
Một tháng chiến tranh (17/2-16/3/1979) quân TC phải
trả giá chi phí tử vong, bị thương và mất tích, theo thống kê của ký giả
Lý Tồn Bảo (Li Cunbao). Ngày 16 tháng 3 năm 1979, Trung cộng trải qua
đẫm máu nhất để lại dấu ấn lịch sử với con số chi phí sinh mạng phi
thường tại chiến trường Việt Nam.

Tù binh TC tái phục hồi vũ trang, tiếp tục ra chiến trường. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm
Tổng kết từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3 năm
1979, phía quân đội Trung Cộng thiệt hại hy sinh, bị thương, và mất
tích. [2]
Đại đoàn 41.
Sư đoàn 121 bộ binh, chi phí 734 binh sĩ thiệt mạng, 1172 bị thương 716 mất tích.
Sư đoàn 122 bộ binh, chi phí 582 binh sĩ thiệt mạng, 2294 bị thương, 1235 mất tích.
Sư đoàn 123 bộ binh, chi phí 1056 binh sĩ thiệt mạng, 1323 bị thương.
Tổng số thiệt hại của Quân đoàn 41: 2372 binh sĩ thiệt mạng, 4789 bị thương, 1951 mất tích.
Đại đoàn 42.
Sư đoàn 124 bộ binh, chi phí 215 binh sĩ thiệt mạng, 246 bị thương, 754 mất tích.
Sư đoàn 125 bộ binh, chi phí 432 binh sĩ thiệt mạng, 1215 bị thương, 1102 mất tích.
Sư đoàn 126 bộ binh, chi phí 302 binh sĩ thiệt mạng, 274 bị thương, 883 mất tích.
Quân đoàn 42 thiệt hại: 949 binh sĩ thiệt mạng, 1735 bị thương, 2739 mất tích.
Đại đoàn 55.
Sư đoàn 163 bộ binh, chi phí 612 binh sĩ thiệt mạng, 1.064 bị thương, 21mất tích.
Sư đoàn 164 bộ binh, chi phí 209 binh sĩ thiệt mạng, 633 bị thương, 54 mất tích.
Sư đoàn 165 bộ binh, chi phí 429 binh sĩ thiệt mạng, 1374 bị thương, 32 mất tích.
Quân đoàn 55 thiệt hại: 1250 binh sĩ thiệt mạng, 3071 bị thương, 107 mất tích.
Đại đoàn Quảng Tây.
Trung đoàn Zhuo biên phòng, chi phí 412 binh sĩ thiệt mạng, 859 bị thương, 54 mất tích.
Trung đoàn Border biên phòng, chi phí 276 binh sĩ thiệt mạng, 46 bị thương, 153 mất tích.
Trung đoàn 47 biên phòng, chi phí 219 binh sĩ thiệt mạng, 74 bị thương, 81 mất tích.
Tiểu đoàn biên phòng Li Zhuo, chi phí 521 binh sĩ thiệt mạng, 40 bị thương, 95 mất tích.
Quân đoàn Quảng Tây thiệt hại: 1428 binh sĩ thiệt mạng, 973 bị thương, 383 mất tích.
Đại đoàn 43.
Sư đoàn 127 bộ binh, chi phí 816 binh sĩ thiệt mạng, 202 bị thương, 342 mất tích.
Sư đoàn 128 bộ binh, chi phí 120 binh sĩ thiệt mạng, 447 bị thương, 291 mất tích.
Sư đoàn 129 bộ binh, chi phí 142 binh sĩ thiệt mạng, 374 bị thương, 174 mất tích.
Quân sự trực tiếp chi phí 21 binh sĩ thiệt mạng, 60 bị thương, 353 mất tích.
Tổng số thiệt hại của Quân đoàn 43: 1099 người thiệt mạng, 1083 bị thương 1.160 mất tích.
Đại đoàn 50.
Sư đoàn 148 bộ binh, chi phí 242 binh sĩ thiệt mạng, 541 bị thương, 242 mất tích.
Sư đoàn 150 bộ binh, chi phí 209 binh sĩ thiệt mạng, 504 bị thương, 156 mất tích.
Sư đoàn 58 bộ binh, chi phí 481 binh sĩ thiệt mạng, 176 bị thương, 198 mất tích.
Tổng số thiệt hại của Quân đoàn 50: 932 binh sĩ thiệt mạng, 1221 bị thương, 596 mất tích
Chú ý: Tháng 5 năm 1979, sau chiến tranh Sư đoàn 150, trung đoàn 448 bộ binh trao đổi tù binh 202 người.

Quân đội TC bị thương vong trong trận chiến Lào Cai. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm
Đại đoàn 54
Sư đoàn 160 bộ binh, chi phí 138 binh sĩ thiệt mạng, 245 bị thương, 71 mất tích.
Sư đoàn 161 bộ binh, chi phí 325 binh sĩ thiệt mạng, 346 bị thương, 162 mất tích.
Sư đoàn 162 bộ binh, chi phí 416 binh sĩ thiệt mạng, 152 bị thương, 329 mất tích.
Tổng số thiệt hại của Quân đoàn 54: 879 binh sĩ thiệt mạng, 743 bị thương, 562 mất tích.
Quân đoàn Tây Đô tuyến quân.
Ngày 11 -14 tháng 6 năm 1979, Quân đoàn 50 thành lập Sư đoàn 149 tổng số 6.500 binh lính, bổ sung vào chiến trường Việt Nam.
Tổng số toàn diện chiến trường Đông-Tây, quân đội
Trung Cộng trả giá chi phí thương vong, và mất tích, từ ngày
17/2-16/3/1979 tại 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Chi phí 8909 binh sĩ thiệt
mạng, 13.615 bị thương, 6691 mất tích. Quân đội TC (PLA) tổng cộng
thiệt hại 29.215 binh sĩ. [3]

Trung cộng có 24.787 ngôi mộ, Liễu Châu Quảng Tây là một trong 315 nghĩa trang. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.[4]
Từ một quan điểm thống kê này đã nhận định được quân
đội TC tổn thất quá nặng tại chiến tranh biên giới phía đông. Thuộc khu
vực quân sự Quảng Châu dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Hứa Thế Hữu (Xu
Shiyou-许世友), Hứa Thế Hữu xua quân biển người chống Việt Nam! Còn lão
Đặng Tiểu Bình (邓小平) giữ chặt lệnh "âm phụng dương" (Yinfeng Yang)
không sợ vi phạm tội ác chiến tranh!
Dòng tiến quân thứ hai từ Quân khu Côn Minh do tướng
Dương Đắc Chí (Yang Dezhi杨得志) chỉ huy, Lương Quang Liệt (Liang
Guanglie-梁光烈) được trao trách nhiệm phó soái, áp dụng chiến thuật thận
trọng, ít tổn thất, tuy nhiên, quân đoàn 316A bị xóa sổ một bộ phận tác
chiến. [5]
Việt Nam bước vào cuộc chiến tranh 10 năm tiêu hao
(1979-1989), nền kinh tế sụp đổ, xã hội tụt hậu hơn 100 năm. Ngày nay
đất nước đã trải qua 36 năm (1979-2015), Việt Cộng vẫn chưa công bố
trước nhân dân hiểu biết về danh sách tử vong, mất tích, và không tổ
chức ngày lễ ghi ơn liệt sĩ, cho thấy "Bác" đảng quá xem thường nhân dân
Việt Nam.
Huỳnh Tâm
Tham khảo.
[1] http://www.licai.com/yuedu/201402-55652.html
[2] http://club.china.com/data/thread/272425572/2759/24/23/2_1.html
[3] http://www.ilishi.com/shijiefengyunlu/20140928/10883.html
[4] http://club.china.com/data/thread/12171906/2738/04/62/8_1.html
[5] http://www.timetw.com/5194.html
Hết