Nhân ngày quốc hận 30/04, nhắc Nguyễn-Trải: hận gia đình làm nên lịch-sử
MỐI HẬN
là nền tảng nuôi dưỡng quyết tâm dứt bỏ cái gốc đã gây ra tội ác cho
đời mình và là sức mạnh nổi dậy diệt những cản đường để đời mình tiến
lên thực hiệu điều tốt hơn cho tương lai.
NGUYỄN
TRÃI là Quân sư của Bình Định Vương LÊ LỢI, đã mang trong lòng MỐI
HẬN truyền lại từ cha của Ông là Nguyễn Phi Khanh. Đây là MỐI HẬN
truyền từ Cha sang Con mà mục đích là diệt quân Tầu xâm lăng. NGUYỄN
TRÃI đã thực hiện được mục đích MỐI THÙ TRUYỂN KIẾP này. Người ta thấy
rõ tính cách DI TRUYỀN trong MỐI THÙ trong lòng NGUYỄN TRÃI.
Chúng
tôi muốn viết những suy nghĩ về MỐI HẬN quân thù trong lòng Nguyễn
Trãi được Nguyễn Phi Khanh truyền cho ở cửa ải Nam Quan dưới những khía
cạnh sau đây :
=> Cha Nguyễn Phi Khanh dặn Con Nguyễn Trãi MỐI HẬN truyền kiếp phục thù
=> Người Việt tỵ nạn truyền cho Hậu duệ MỐI HẬN chôn vùi csvn và đuổi Tầu xâm lăng
Cha Nguyễn Phi Khanh dặn Con Nguyễn Trãi
MỐI HẬN truyền kiếp phục thù
Những
cuộc chiến đấu của Dân tộc Việt rất anh dũng như thời Triều Lý với LÝ
THƯỜNG KIỆT và Tôn Đản, thời Trần với TRẦN HƯNG ĐẠO và những Tướng
khác thuộc Hoàng tộc. Dưới các thời này, những vị anh hùng chống Tầu
xâm lăng đã có cả một triều đình hậu thuẫn. Cuộc nổi dậy đuổi Tầu xâm
lăng của LÊ LỢI, ngược lại, khởi công do một nông dân chưa có quyền
hành gì cả, không có một Triều đình hậu thuẫn.
Khi
Trương Phụ va Mộc Thạnh đánh xong những đợt Kháng chiến của Hồ Quý Ly
và của nhà Hậu Trần, hai Tướng này của Tầu đã đem bản đồ nước ta về
dâng cho vua Minh, coi như một đất mới chiếm được thuộc hẳn về lãnh
thổ Tầu. Nhà Minh đã đặt ách cai trị tận đến hang cùng ngõ hẻm của dân
chúng bản xứ. Sử gia Trần Trọng Kim đã viết về thời cai trị khắc nghiệt
này như sau:
“Phàm
những chỗ nào có mỏ vang mỏ bạc thì đặt quan ra đề đốc dân phu đi
khai mỏ. Những chỗ rừng núi, thì bắt dân đi tìm ngà voi, sừng tê; ở chỗ
gần bể, thì bắt dân phải đi mò ngọc trai. Còn những thổ sản như : hồ
tiêu, hương liệu cũng bắt cống nộp. Đến những hươu, voi, rùa, rắn,
chim, vượn cái gì cũng vơ vet đem về Tầu”
(Theo Việt Nam Sử Lược, quyển 1, Trần Trọng Kim, trang 215)
Ở
dưới một chế độ cai trị tận đến hang cùng ngõ hẻm người dân như vậy mà
người anh hùng áo vải chốn Lam Sơn, LÊ LỢI, chỉ với MỐI HẬN chống Tầu
mà đã đứng lên được để kiên nhẫn đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ
cõi. Đó là sự anh hùng và tài giỏi của Bình Định Vương LÊ LỢI.
Lê
Lợi không viết những Binh Thư như Trần Hưng Đạo để lại cho hậu thế.
Ông là một người nông dân nhà quê và chỉ áp dụng một nguyên tắc: CÓ ÍT
QUÂN THÌ ĐÁNH NHỎ, CÓ NHIỀU QUÂN THÌ ĐÁNH LỚN. Áp dụng nguyên tắc đơn
giản ấy, Lê Lợi đã chia 10 Kháng chiến của ông ra làm ba giai đoạn:
=> Giai đoạn 1: đánh những đồn lẻ làng xóm để cướp lương thực và binh khí
=> Giai đoạn 2: khi quân số tăng, đánh những quận huyện
=> Giai đoạn 3: quân số tăng lên cỡ ngàn binh, thì đi đánh tỉnh lỵ , rồi những mặt trận lớn và vây chiếm Thủ đô.
Hoàn cảnh của Ông dưới sự cai
trị khắt khe ngặt nghèo của nhà Minh cũng giống như việc cai trị khắt
khe của CSVN ngày nay. Nếu có ai trong chúng ta hỏi ý kiến Lê Lợi lúc
này, ông cũng trả lời đơn sơ như sau: “Điều quan trọng là phải bắt
đầu hành động. Có hai người thì vây đánh một thằng công an trong xóm.
Kiếm thêm được mươi người thì đi vây đánh trụ sở công an phường. Phải
bắt đầu đánh công an thì người ta mới tin tưởng và theo mình cho đông
hơn… Cho đến khi được mấy trăm người thì đi đánh quận…và được mấy vạn
người thì đi vây đánh Thủ đô bắt tên Trọng Lú…!”
Chính trong cái thời toàn trị
này của nhà Minh mà Nguyễn Phi Khanh truyền lại MỐI HẬN chống Tầu cho
người con trai là NGUYỄN TRÃI.
Nguyễn
Trãi nguyên quán làng Chi Ngại, huyện Phương Sơn (Hải Dương), sau dời
đến làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (Hà Đông), con của ông Bảng nhãn
Nguyễn Ứng Long, hiệu Phi Khanh. Nguyễn Trãi còn là cháu ngoại của ông
Trần Nguyên Đán, vì vậy có anh em bà con với Tướng Trần Nguyên Hãn
cùng thời.
Nguyễn
Trãi sinh năm 1380, đỗ Thái học sinh năm 21 tuổi. Khi cha là Nguyễn
Phi Khanh bị quân Minh xâm lăng bắt về Tầu, ông theo cha đến tận ải
quan, khóc lóc muốn đi hầu cha già. Ông Nguyễn Phi Khanh quay lại dậy
con và truyền cho MỐI HẬN đã phát sinh và sống truyền kiếp trong lòng
dân Lạc Việt từ thời Hai Bà Trưng đến nay:
“Con phải trở về mà lo trả thù cho cha, rửa thẹn cho nước, chứ theo đi khóc lóc mà lam gì !?”
Khi nghe biết có cuộc Khởi nghĩa
của Lê Lợi ở vùng Lam Sơn, Nguyễn Trãi phấn khởi và nuôi ngày đểm ý
chí đuổi xâm lăng Tầu để phục thù như lời Cha dặn. Lê Lợi khởi nghĩa
năm 1418, bắt đầu đợt nhất của cuộc đuổi xâm lăng bằng tấn công các đồn
lẻ. Năm 1420, Lê Lợi đóng quân ở Ba Lậm và Lỗi Giang (tên một khúc
sông Mã vùng Cẩm Thủy). Chính ở đây, Nguyễn Trãi từ Hà Đông vào gặp
Bình Định Vương LÊ LỢI để xin phục vụ nhằm thực hiện MỐI HẬN mà cha là
Nguyễn Phi Khanh đã truyền lại cho. Nguyễn Trãi trình bầy với Lê Lợi
kế hoạch bình Ngô và được Lê Lợi trọng dụng, chỉ định ông làm chức Quân
sư. Suốt những năm Kháng chiến, Nguyễn Trãi luôn luôn đi sát cạnh Lê
Lợi, tổ chức mọi việc về quân sự và chính trị. Mọi giấy tờ giao dịch
với nhà Minh và các hịch văn ra ngoài dân chúng đều do Nguyễn Trãi thảo
ra cả. Ông đã viết Bài “Bình Ngô Đại Cáo”.
Đời
vua Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi xin cáo quan năm 1439, tri sĩ ở núi
Thái Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thi hành được MỐI HẬN do cha
truyền lại, nhưng trong thời gian trí sĩ, Nguyễn Trãi đã gặp một nỗi
oan, đó là nỗi oan Thị Lộ mà mãi 22 năm sau, vua Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông được.
Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn
danh tiếng thời ấy với những tác phẩm Hán văn và Quốc âm. Ông Phạm Quý
Thích đã ca ngợi Nguyễn Trãi với hai câu thơ:
Sự nghiệp văn chương khai quốc thủ,
Kỳ thường đối lệ cố gia thanh
nghĩa
là sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi đứng đầu thời khai quốc của
nhà Lê, và công trạng ghi chép còn lưu lại tiếng tăm của một cô gia.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.04.2016. Cập nhật, 13.04.2017
Web : http://VietTUDAN.net
Facebooks : (1) Phuc Lien Nguyen & (2) Tudan Tudodanchu
Chú thích : Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link
Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau : http://www.viettudan.net/36984/index.html
https://www.facebook.com/Viettudan-Luutru-1488164714770552
https://www.facebook.com/viettudan /