http://www.vietnamsea.org/vietnamese-sea-association/rename-south-china-sea-to-vietnam-sea.html
Mời ký tên đổi danh xưng biển Tàu sang biển Việt gởi về e-mail : vietnamsea@vietnamsea.org (Chỉ gởi tên và quốc gia cư ngụ)
Rename South China Sea to Vietnam Sea, send your support this petition to e-mail: vietnamsea@vietnamsea.org (Only your name and your country are required)
***
Kính gởi Nguyên thủ các quốc gia vùng Đông Nam Á
Tổ chức Môi trường của Liên Hiệp Quốc
Các tổ chức địa lý, vẽ bản đồ quốc tế.
Đồng bào Việt-Nam ở trong và ngoài nước
Các tổ chức truyền thông Việt-Nam và quốc tế
Le Monde – Michelin, Tự điển
Larousse, Tự điển Oxford, nhà xuất bản Readder Digest, Y sĩ không biên
giới, Phóng viên không biên giới.
Thưa quý vị,
Lịch-sử hàng-hải của nhân
loại đã hình thành, tồn tại và phát triển trên 70 ngàn năm qua. Đặc
biệt ở vùng biển Đông Nam Á theo các nhà sử-học.
Ở vùng biển Đông Nam Á được
ghi nhận là cái nôi phát triển văn minh nhân loại với sự chung sống
hòa bình của các chủng tộc, trong đó có tộc Việt chúng tôi.
Vào thời điểm hàng hải phát
triển hàng chục ngàn năm trước, nước Tàu, dân Tàu chưa hiện diện. Họ
chỉ mới hiện diện khoảng 2500 năm trước công nguyên. Vào thời này, các
chữ hàng hải, viễn dương hoàn toàn xa lạ với họ, huống chi là thực tế.
Hàng ngàn năm trước,
vùng biển Đông Nam Á còn được gọi là biển Giao Chỉ, Giao Chỉ Dương,
Yüeh ocean. Nghĩa là biển Việt-Nam. Ngoài ra còn tên gọi khác là biển
Chàm thuộc các vương quốc Phù Nam, Chân Lạp vào khoảng thế kỷ thứ 6 và
7.
Thế kỷ thứ 16, các thương
gia người Bồ Đào Nha vẽ bản đồ vùng biển Đông Nam Á, họ gọi đó là
South China Sea, biển Nam nước Tàu. Đây là một sự sai lầm rất lớn. Sai
lầm vì nước Việt và các nước khác ở vùng Đông Nam Á là quốc gia riêng
biệt, có tầm văn hóa, văn minh hàng hải xuyên đại dương trước cả nước
Tàu hàng mấy chục ngàn năm.
Các thương gia, các nhà
truyền giáo Tây phương đến Đông Nam Á, muốn đến nước Tàu họ phải vào
các hải cảng Việt-Nam thời đó trước khi đổ bộ lên vùng đất liền.
Sự sai lầm gọi tên biển nam
nước Tàu đã được nước Tàu cộng sản ngày nay (thành lập từ năm 1949)
tận dụng, tuyên bố đó là vùng biển của nước Tàu, và đưa quân xâm chiếm
các quần đảo Hoàng Sa (1974), Gạc Ma, Trường Sa (1988) của Việt-Nam.
Từ các năm 1974 đến 2016
Trung cộng đã ráo riết quân sự hóa các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
bằng cách xây dựng các căn cứ hải quân, đồn trú quân đội, xây dựng hải
đăng kiểm soát hải lộ biển Đông Thái Bình Dương. Họ bố trí các dàn hỏa
tiễn địa đối không, biển đối không, đất đối đất. Hạm đội tàu ngầm
nguyên tử hiện diện trong vùng.
Liên quan đến việc Phi Luật
Tân kiện Trung cộng về việc xâm phạm lãnh hải của họ, ngày 12 tháng 7
năm 2016, Tòa án trọng tài thường trực quốc tế ở La Haye Hòa Lan đã ra
phán quyết bác bỏ toàn bộ chủ quyền tự nhận của Trung cộng trên biển
Đông. Tuy nhiên, cơ quan này không có thẩm quyền áp đặt chế tài đối
với bất cứ quốc gia nào.
Sáu năm trước đây, Nguyen Thai Hoc Foundation (http://nguyenthaihocfoundation.org) đã phát động chiến dịch đổi tên biển Nam nước Tàu sang biển Đông Nam Á và thu hút được trên thu hút được trên 85,552 chữ ký ủng hộ từ 134 quốc gia trên thế giới tính đến ngày 18-09-2016.
Hôm nay, một lần nữa người
Việt chúng tôi lại đánh động dư luận quốc tế và khu vực Đông Nam Á qua
việc vận động đổi tên biển Nam Tàu sang biển Việt-Nam.
Hai cuộc vận động trước
(2010) và hiện nay 2016 không hề có sự mâu thuẫn hay đối nghịch. Ngược
lại, sự đồng thuận lớn nhất là từ chối xử dụng cụm từ biển Nam nước Tàu
trên vùng biển Việt-Nam.
Có 4 lý do tiêu biểu cho cuộc vận động:
1/ Phi Luật Tân có biển Phi
Luật Tân và Tây Phi Luật Tân, Nam Dương có biển Natuna, Thái Lan có
biển Anmanda, Mã Lai Á có biển Java.
2/ Bờ biển Việt-Nam dài tới
11.409, 1 cây số, gấp ba lần cách tính trước đây theo Học Viện Tài
Nguyên Thế Giới (Word Resources Institute) và Tổ chức Môi trường của
Liên Hiệp Quốc. Diện tích biển Việt Nam có trên 1 triệu cây số theo
Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 chiếm gần 30% diện tích
biển Đông.
3/ Tự do hàng hải là quyền
thiêng liêng của nhân loại, không một quốc gia nào có thể khống chế qua
việc quân sự hóa để kiểm soát cũng như ngăn cấm sự khai thác tài
nguyên chung của biển cả như Trung cộng đã và đang làm.
4/ Việc đổi tên từ biển Nam
Tàu sang biển Việt hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, khu vực và
thực tế địa lý. Ngoài ra, việc này sẽ góp phần tích cực vào việc bảo
vệ thái bình cho nhân loại.
Hội biển Việt-Nam chúng tôi
không phản đối danh xưng South China Sea, tuy nhiên danh xưng này cần
phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế địa lý. Nghĩa là danh xưng biển
Nam nước Tàu (South China Sea) được xử dụng và ghi ở những vùng biển
cận kề của nước Tàu chứ không phải ghi và xử dụng ở những vùng biển
của nước Việt chúng tôi. Bờ biển phía Nam của nước Tàu chỉ đo được
khoảng 2.800 km (1.750 dặm).
South China Sea chỉ được ghi
từ bờ biển miền Nam nước Tàu đến ranh giới đảo Hải Nam. Lưu ý, đảo
Hải Nam không hề được có vùng lãnh hải 200 hải lý.
Nước Tàu là thành viên G20,
hội đồng bảo an, là nền kinh tế hạng ba của khu vực Á Đông cần phải
tôn trọng luật pháp quốc tế và lẽ phải.
Hãy tham gia chiến dịch vận
động Tổng thống, thủ tướng của 11 quốc gia vùng Đông Nam Á, Liên Hiệp
Quốc, các tổ chức địa lý vẽ bản đồ, các nhà xuất bản tự-điển để đổi tên
biển Nam nước Tàu sang biển Việt-Nam.
Trung cộng và Liên bang Nga
vừa tập trận chung bằng đạn thật trên biển Đông từ ngày 14-09 đến
20-09-2016. Cho dù chiến tranh có xảy ra trên biển Đông giữa Trung cộng
và các quốc gia khác, việc thay đổi tên biển Tàu sang biển Việt là nhu
cầu bức thiết cho mọi thời đại và cho dân tộc Việt-Nam.
Kính mời quý liệt vị nhiệt tình ủng hộ, tiếp tay phổ biến và ký tên.
Mỗi chữ ký của quý vị sẽ làm nên lịch-sử hàng-hải quan trọng của thế kỷ 21 này.
Chiến dịch vận động này là
của quý vị, chúng tôi trân trọng trao cuộc vận-động đổi tên biển Nam
Tàu sang biển Việt-Nam vào tay chư quý liệt vị. Cuộc vận động không
giới hạn thời gian, không gian.
Ngày 18-09-2016
Trần Đại Việt, tổng thư ký hội biển Việt-Nam http://www.vietnamsea.org