quan su viet nam, quân sự quân sử việt nam
  • Trang Chính
  • Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất (từ 6000 đến 300.000 lượt người xem trở lên)
  • Thiên Tài Quân Sự Việt Nam
    • Thiên Tài Quân Sự Việt Nam Trần Nhân Tông
    • Thiên Tài Quân Sự Việt Nam Trần Hưng Đạo
    • Thiên Tài Quân Sự Việt Nam Nguyễn Huệ
    • Thiên Tài Quân Sự Việt Nam Nguyễn Văn Hiếu
  • Thư Viện Lịch Sử Quân Sử Việt-Nam - Chính Trị, Hồi Ký, Nghệ Thuật, Quân Sự, Quân Sử VN, Tâm Linh, Truyện Ngắn, Văn Hóa, Văn Học,
    • Biển Đông Nam Á Của Việt-Nam - Hoàng Sa Trường sa Là Của Việt Nam không phải của Trung cộng - Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung
    • Bí Mật Hội Nghị Thành-Đô, Tứ-Xuyên Trung Cộng 1990 - Chiến tranh biên giới Việt cộng Trung cộng 1979-1989
    • Cá Nhân
      • Trang Bình-Minh
      • Trang Bút Xuân Trần-đình-Ngọc_Trần-hoàng-Sa
      • Trang Dạ Lệ Huỳnh
      • Trang Diễm-My
      • Trang Diên-Hồng
      • Trang Đặng Quang Chính
      • Trang Đại Kỷ Nguyên
      • Trang Đặng-Huy-Văn
      • Trang Điệp Mỹ Linh
      • Trang Đỉnh Sóng
      • Trang Huỳnh-Tâm
      • Trang Hàn-Giang Trần-lệ-Tuyền
      • Trang Lâm Thu Hà
      • Trang Lê Anh Hùng
      • Trang Liên-Nguyễn
      • Trang Liên-Thành
      • Trang Lu Hà
      • Trang Lưu Nguyễn Đạt
      • Trang Mai Hoài Thu
      • Trang Mai-thanh-Truyết
      • Trang Mây Cao Nguyên
      • Trang Mặc Khách
      • Trang Minh-Di
      • Trang Minh-Hạnh
      • Trang Minh-Vân
      • Trang nguyễn duy ân
      • Trang nguyễn anh tuấn
      • Trang Nguyễn Nhơn
      • Trang Nguyễn-Hàm Thuận-Bắc
      • Trang Nguyễn-Hiếu
      • Trang Nguyễn-thanh-Đức
      • Trang Nguyễn-văn-Phảy
      • Trang Nguyễn-văn-Tín
      • Trang Ngô-minh-Hắng
      • Trang Phạm-ngọc-Thái
      • Trang Phạm-cao-Dương
      • Trang Phạm-hoàng-Tùng
      • Trang Phan Văn Phước
      • Trang Quách Vĩnh Thiện
      • Trang Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc
      • Trang Trúc Lâm Trần Nhân Việt Quốc
      • Trang TK Thích-chân-Tuệ
      • Trang Trần-trung-Chính
      • Trang Bút Xuân Trần-đình-Ngọc
      • Trang Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân
      • Trang Nguyễn-Khôi
      • Trang Nguyễn Quang Duy
      • Trang Nguyễn-Thu-Trâm 8406
      • Trang Người Việt Thầm Lặng
      • Trang MS Nguyễn-trung-Tôn
      • Trang Ông Bút
      • Trang Quê Hương
      • Trang Sử Thiên Nam
      • Trang Thanh Sơn
      • Trang Thư-Khanh
      • Trang Tôn-Thất Phú-Sĩ
      • Trang Trần Thùy Mai
      • Trang Trần Đại Việt
      • Trang Trần-Minh
      • Trang Trần Quốc Kháng
      • Trang Trần Thy Vân
      • Trang Trần Văn Giang
      • Trang Vĩnh Nhất Tâm
      • Trang Võ Thị Hảo
    • Công Giáo
    • Thần Việt Điện_Thập Bát Đại Thần Tướng Việt Nam
      • Thần Tướng Trình Minh Thế
      • Thần Tướng Phan-quang-Đông
      • Thần Tướng Trương Quang Ân và Phu Nhân
      • Thần Tướng Nguyễn Viết Thanh
      • Thần Tướng Lê-đức-Đạt
      • Thần Tướng Trần-thế-Vinh
      • Thần Tướng Ngụy-văn-Thà
      • Thần Tướng Nguyễn-xuân-Phúc
      • Thần Tướng Đỗ-hữu-Tùng
      • Thần Tướng Nguyễn-hữu-Thông
      • Thần Tướng Thiên Tài Quân Sự Việt Nam Nguyễn-văn-Hiếu
      • Thần Tướng Nguyễn-văn-Long
      • Thần Tướng Phạm Văn Phú
      • Thần Tướng Lê Nguyên Vỹ
      • Thần Tướng Trần Văn Hai
      • Thần Tướng Lê Văn Hưng
      • Thần Tướng Nguyễn Khoa Nam
      • Thần Tướng Hồ-ngọc-Cẩn
    • Danh Nhân
      • Danh Nhân Lịch Sử Việt Nam và Thế Giới
      • Quân Sự Việt Nam Danh Nhân
      • Danh Tướng Lịch Sử Việt Nam
    • Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam
    • Điện toán - Nguyên Tử - Tin Học
    • Đời Sống - Góc Bếp Gia Đình
    • Đời Sống - Nghệ-Thuật - Văn Hóa - Tư Tưởng - Triết Lý Của Nhân Loại
    • Hình Ảnh
    • Hội Sử-Học Việt-Nam
      • Quy Định Hội Sử-Học_Trang Nhà Quân-Sử Việt-Nam
    • Hội biển Đông Nam Á Việt-Nam - The Vietnamese Southeas-Asia-Sea Association
    • Hội biển Việt-Nam - The Vietnamese Sea Association
    • Lịch Sử
      • Đánh Giặc Tàu
      • Tin Tức Thời Sự Việt Nam Và Vấn Đề Nguyên Tử
      • Tin Tức Thời Sự
      • Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam
      • Lịch Sử Việt Nam Quốc Gia là lich su viet nam cũng như lichsuvietnam nói chung
      • Sử Nước Việt
      • Thần Việt Điện 2010 (Tân U Linh Việt Điện)
    • LSQSVN
    • Phật Giáo Hòa Hảo
    • Phê Bình Văn Học
    • Tin Tức Theo Tháng
      • Tin Tháng 06/2011
      • Tin Tháng 07/2011
      • Tin Tháng 08/2011
      • Tin Tháng 09/2011
      • Tin Tháng 10/2011
      • Tin Tháng 11/2011
      • Tin Tháng 12/2011
      • Tin Tháng 01/2012
      • Tin Tháng 02/2012
      • Tin Tháng 03/2012
      • Tin Tháng 04/2012
      • Tin Tháng 05/2012
      • Tin Tháng 06/2012
      • Tin Tháng 07/2012
      • Tin Tháng 08/2012
      • Tin Tháng 09/2012
      • Tin Tháng 10/2012
      • Tin Tháng 11/2012
      • Tin Tháng 12/2012
      • Tin Tháng 01/2013
      • Tin Tháng 02/2013
      • Tin Tháng 03/2013
      • Tin Tháng 04/2013
      • Tin Tháng 05/2013
      • Tin Tháng 06/2013
      • Tin Tháng 07/2013
      • Tin Tháng 08/2013
      • Tin Tháng 09/2013
      • Tin Tháng 10/2013
      • Tin Tháng 11/2013
      • Tin Tháng 12/2013
      • Tin Tháng 01/2014
      • Tin Tháng 02/2014
      • Tin Tháng 03/2014
      • Tin Tháng 04/2014
      • Tin Tháng 05/2014
      • Tin Tháng 06/2014
      • Tin Tháng 07/2014
      • Tin Tháng 08/2014
      • Tin Tháng 09/2014
      • Tin Tháng 10/2014
      • Tin Tháng 11/2014
      • Tin Tháng 12/2014
      • Tin Tháng 01/2015
      • Tin Tháng 02/2015
      • Tin Tháng 03/2015
      • Tin Tháng 05/2015
      • Tin Tháng 06/2015
      • Tin Tháng 07/2015
      • Tin Tháng 08/2015
      • Tin Tháng 09/2015
      • Tin Tháng 10/2015
      • Tin Tháng 11/2015
      • Tin Tháng 12/2015
      • Tin Tháng 01/2016
      • Tin Tháng 02/2016
      • Tin Tháng 07/2016
      • Tin Tháng 08/2016
      • Tin Tháng 09/2016
      • Tin Tháng 10/2016
      • Tin Tháng 11/2016
    • Thăm Dò Ý Kiến
    • Tôn Giáo Văn Hóa Văn Học Nghệ Thuật
    • Tư tưởng Quân Sự Việt Nam - Nghệ Thuật Quân Sự Việt Nam
    • Trang Trúc Lâm Yên Tử
    • Truyện, Hồi Ký, Bút Ký
    • Video
Việt Ngữ English
Hội nhập | Ghi Danh RSS
Bộ gõ tiếng Việt
  • Tin Tháng 06/2011
  • Tin Tháng 07/2011
  • Tin Tháng 08/2011
  • Tin Tháng 09/2011
  • Tin Tháng 10/2011
  • Tin Tháng 11/2011
  • Tin Tháng 12/2011
  • Tin Tháng 01/2012
  • Tin Tháng 02/2012
  • Tin Tháng 03/2012
  • Tin Tháng 04/2012
  • Tin Tháng 05/2012
  • Tin Tháng 06/2012
  • Tin Tháng 07/2012
  • Tin Tháng 08/2012
  • Tin Tháng 09/2012
  • Tin Tháng 10/2012
  • Tin Tháng 11/2012
  • Tin Tháng 12/2012
  • Tin Tháng 01/2013
  • Tin Tháng 02/2013
  • Tin Tháng 03/2013
  • Tin Tháng 04/2013
  • Tin Tháng 05/2013
  • Tin Tháng 06/2013
  • Tin Tháng 07/2013
  • Tin Tháng 08/2013
  • Tin Tháng 09/2013
  • Tin Tháng 10/2013
  • Tin Tháng 11/2013
  • Tin Tháng 12/2013
  • Tin Tháng 01/2014
  • Tin Tháng 02/2014
  • Tin Tháng 03/2014
  • Tin Tháng 04/2014
  • Tin Tháng 05/2014
  • Tin Tháng 06/2014
  • Tin Tháng 07/2014
  • Tin Tháng 08/2014
  • Tin Tháng 09/2014
  • Tin Tháng 10/2014
  • Tin Tháng 11/2014
  • Tin Tháng 12/2014
  • Tin Tháng 01/2015
  • Tin Tháng 02/2015
  • Tin Tháng 03/2015
  • Tin Tháng 05/2015
  • Tin Tháng 06/2015
  • Tin Tháng 07/2015
  • Tin Tháng 08/2015
  • Tin Tháng 09/2015
  • Tin Tháng 10/2015
  • Tin Tháng 11/2015
  • Tin Tháng 12/2015
  • Tin Tháng 01/2016
  • Tin Tháng 02/2016
  • Tin Tháng 07/2016
  • Tin Tháng 08/2016
  • Tin Tháng 09/2016
  • Tin Tháng 10/2016
  • Tin Tháng 11/2016
Thăm dò & Kết quả
Change, Rename the ‘South China Sea’ into ‘Vietnam Sea.' - Đổi tên biển Tàu sang biển Việt-Nam
Biển Việt-Nam, biển Đông-Nam-Á, biển nam Tàu

lich su viet nam, lịch sử việt nam, bản đồ Việt Nam ngày xưa

lich su viet nam, trống đồng đông sơn

chim hong lac, chim hồng lạc

lich su viet nam, lichsuvietnam



lichsuvietnam, đền thờ Hùng Vương

quan su, quansu, thánh Gióng

quan su viet nam, hai bà trưng

lichsuvn, Đinh Tiên Hoàng

van hoa viet nam, văn hóa việt nam, chùa một cột

nhan vat phat giao, lich su phat giao vn, Đức Điều Ngự Giác Hoàng

lichsu vn, Hưng đạo vương

danh nhan van hoa Viet nam, danh nhân văn hóa Việt Nam, Nguyễn Trải

quan su vn, Quang trung hoàng đế và Ngọc hân Công chúa


vua gia long

hoang hoa tham, hoàng hoa thám


phan dinh phung, phan đình phùng

cao thang, cao thắng

nguyen trung truc, nguyễn trung trực


vua ham nghi, vua hàm nghi

vua duy tan, vua duy tân
lichsuvietnam, nguyen thai hoc, nguyễn thái học

vau bao dai, vua bảo đại
quoc ky viet nam, quockyvietnam, quốc kỳ việt nam
ngo dinh diem, ngô đình diệm
tong thong nguyen van thieu, tổng thống nguyễn văn thiệu
tong thong tran van huong, tổng thống trần văn hương
Ghi danh để nhận Bản Tin
Nhập địa chỉ email.
Khách Thăm Viếng
Số lượt truy cập
411,697
Số người online
: 7
Thành viên
: 0
Khách
: 7
Tìm kiếm
Thư Viện Lịch Sử Quân Sử Việt-Nam - Chính Trị, Hồi Ký, Nghệ Thuật, Quân Sự, Quân Sử VN, Tâm Linh, Truyện Ngắn, Văn Hóa, Văn Học, | Tin Tức Theo Tháng | Tin Tháng 06/2013 
Ngày xưa: Tôi về Tân Uyên
(06/30/2013 10:27 PM) (Xem: 23761)
Tác giả : Nguyên-Thảo
Ngày xưa: Tôi về Tân Uyên

Nguyên-Thảo

(Kính tặng: Quý Thầy, Cô và bạn bè
Cùng tất cả những ai có quê hương là Tân-Uyên)

tân uyên, biên hòa












Người ta nói: Người già thường hay sống về những hoài niệm trong dĩ vãng. Tôi cũng vậy, bây giờ đã không còn sức lực bươn chải cho cuộc sống như ngày xưa, nên tôi có được nhiều thì giờ để ôn lại vài giai đoạn mình đã đi. Trước là để thỏa mãn với ký ức của chính mình; sau là vui cùng với vài người bạn. Những kỷ niệm ấy là những kỷ niệm của một thời khó quên!

tânuyên biên hòa














Có lần tôi đã kể: Tôi có dịp đến Tân-Uyên là tại vì tôi học dở. Điều ấy không phải sai đâu! Nếu tôi đậu vào được trường Trung-học Trịnh-Hoài-Đức để học, thì chưa chắc sau này tôi có dịp đến Tân-Uyên dù Tân-Uyên cũng chẳng là xa với làng quê tôi là bao, chỉ có mười mấy cây số thôi!

An aerial view of the Tan Uyen Leper Colony on bright sunshine day immediately N. across the Song Dong Nai river. (Oct 66) (Photo courtesy Tommy Thornton)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi cũng như bao nhiêu đứa bé trong làng quê thuở ấy, mình được đi học chỉ mong vào học ở những trường công để khỏi phải đóng tiền, mà cha mẹ mình có thể cáng đáng nổi. Chính vì thế mà khi thi rớt xong, tôi chỉ mong ngồi học lớp Nhứt trở lại để năm sau thi tiếp. Tôi cùng với nhiều bạn bè đã phải xin chuyển ra Búng học ở trường Cộng-đồng Dẫn-Đạo mong kỳ thi vào Đệ-Thất năm sau được lọt vào học ở trường Trịnh-Hoài-Đức là trường công lập đầu tiên, cũng là trường duy nhất của Tỉnh Bình-Dương lúc bấy giờ. Đạp xe đạp đi xa mỗi ngày được khoảng hơn tháng trời để theo học lớp Tiếp-Liên tức là lớp cho những học sinh đã từng thi rớt, trong một chương trình cao hơn đối với một lớp bình thường, để kỳ thi tới hi vọng có được nhiều học sinh đạt được kết quả tốt .

tần uyên, cồn gáo











Nhưng bỗng một trưa ngày nọ, bạn bè không biết tụi nó bắt tin từ đâu cho hay có tin rằng: Ông Luật sư Trần-Văn-Trai, dân biểu Quốc-Hội của tỉnh muốn xin mở chi nhánh của trường Trung Học Trịnh-Hoài-Đức ở tại xã An-Mỹ và trường trung học tư của ông sẽ biến thành chi nhánh đó. Thế là tụi nó bàn đến cách bỏ học ở lớp tiếp liên nầy để về trường tư thục An-Mỹ học để cầu may! Nay nghỉ đứa nầy, mai nghỉ thêm vài đứa. Tôi cũng thấy bồn chồn nôn nao, một ngày tôi nói với ba tôi để xin ý kiến. Vì thương con ông cũng ráng cho tôi chuyển về trường An-Mỹ học lớp Đệ Thất, tất nhiên là phải đóng học phí mỗi tháng! Học trong niềm hi vọng của cầu may! Nhưng chưa! Cách vài tháng sau, tụi nó lại báo một tin khác: Trên Tân-Uyên mở một trường Trung học mới của tỉnh Phước-Thành mới thành lập, đang nhận đơn xin thi vào lớp Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Tôi nghe nói vậy thì về nói với ba như vậy, chứ không thiết tha lắm và mình cũng còn chờ hi vọng trường tư thục của ông Trai biến thành trường công. Một ngày đi học về ba tôi cho hay là đã đi lên Tân-Uyên với tụi thằng Huệ, thằng Năm nộp đơn cho tôi rồi! Thế là tôi cũng chuẩn bị cho ngày đi thi.

chợ tân uyên
















Ngày đi thi, bạn bè trường Tân-Khánh của chúng tôi cũng được khoảng mười mấy đứa. Hôm ấy, tôi theo chị Thay ở trọ nhà người quen của chị ở ngã ba Bình-Hóa trên trục quốc lộ 16. Nửa đêm nước sông lên cao tràn vô nền nhà, chúng tôi phải lội nước để đi ra bên ngoài. Sáng hôm sau, tôi và chị Thay, chị Mướp cùng cưỡi xe đạp qua cầu Rạch Tre lên trường Tiểu-học Uyên-Hưng dự khóa thi cùng với khoảng hơn trăm rưỡi thí sinh, đa số thuộc tỉnh Biên-Hòa. Họ cũng là những thí sinh đã bị rớt khi thi vào lớp Đệ-Thất của trường Trung-học Công-lập Ngô-Quyền ở Biên-Hòa.

trường trung-học Ngô-Quyền

















Trong khóa thi có nhiều người Bắc từ Hố-Nai, Tam-Hiệp cũng đến dự. Có hai trường hợp đặc biệt mà khiến tôi không thể quên trong kỳ thi đó là có chị nàng chắc người xứ Huế có tên thật dài của người hoàng tộc: “Công-Tằng Tôn-Nữ Mai-Hoa”; và một anh chàng đực rựa có tên thật là con gái “Ngô-Hạnh-Thi”, cho nên anh chàng được xếp ngồi thi chung với đám con gái. Chúng tôi nhìn thấy mà cứ tức cười. Anh chàng nầy cũng đậu và học trong vài tháng thì chuyển trường, không biết có được về trường Công-lập không, hay là bỏ học để về học trường tư cho thuận tiện hơn!

lichsuvietnam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày nhập học, chúng tôi thuộc trường Tiểu-học Tân-Khánh cũ cũng được trên mười người của sĩ số lớp là sáu mươi lăm học sinh. Theo những danh sách trên sổ thì lớp nầy có nhiều nhân vật thuộc về “chúa sơn lâm”: Hổ, Beo, Cọp, Báo đều có đủ. Lớp được khai giảng tại trường Tiểu-học Uyên-Hưng, nằm bên hông trụ sở Quận Tân-Uyên và trên nổng cao bên kia là Chi Công-An. Quận Tân-Uyên lúc đó không lớn lắm. Dân chúng thường tập trung gần khu chợ và theo trục quốc lộ 16 tính từ cầu Rạch Tre cho lên gần đến dốc Bà Nghĩa. 



cồn gáo, sông phố biên hòa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khu chợ là khu đông dân, có nhiều nhà. Chợ Tân-Uyên đầu ngoài ngó ra quốc lộ là đầu chợ chính, nơi có bến xe, khu lồng chợ và khu chợ cá ở phía sau gần bờ sông. Ở bờ sông có bến đò mà người dân từ bên cù lao 6 xã qua sông đi chợ mua sắm, bờ bên kia là khu vực của một cái đình làng. Khu vực nầy được nhà văn Bình-Nguyên-Lộc diễn tả ở đoạn văn trong một tác phẩm nào đó của ông, mà tôi đã có dịp được xem qua đoạn văn ấy. Khu tập trung nhiều dân nhất của Quận Tân-Uyên là hai bên chợ có hai dãy phố buôn bán vật dụng, hàng hóa. Phía trong sau hai dãy phố đó là nhà dân; nhưng khu phía Đông Bắc từ chợ cho đến Quận là nhà cửa và người là nhiều hơn cả. Còn đối diện khu chợ, phía bên kia đường ngoài dọc đường là phố xá buôn bán, bên trong nhà cửa không nhiều nhưng rải rác trải ra cho đến bìa ruộng. Còn khu từ chợ về hướng cầu Rạch Tre hay từ trường học Uyên-Hưng về dốc Bà Nghĩa thì nhà cửa cũng chỉ lẻ tẻ ở hai bên đường xen lẫn với những vườn hay ruộng của cư dân.

tân uyên, bình nguyên lộc


















Ngày đến Tân-Uyên, ba chúng tôi có ý xin chùa cho chúng tôi ở tạm đi học, nhưng sau đó vì thấy chùa không có chỗ và khá bất tiện, đồng thời cũng nhờ vào dịp may gặp được bà út Nghệ đi chợ về ngang trú mưa khi mưa lớn. Sau khi biết, bà Út cho chúng tôi về ở trọ nhà của bà mà không lấy tiền, tất cả là 5 đứa gồm thằng Thạch, tôi, Son và hai anh em Long, Phụng. Nhưng vài ngày sau Son không ở trọ mà cưỡi xe đạp đi học và về với Huệ, Năm, Tộ, Lực và mấy người nữa mà tôi không nhớ rõ. Từ đó chúng tôi ở thường xuyên là 4 đứa và gắn liền với khu vực sân banh của xã Uyên-Hưng.

lich su viet nam, chợ phưóc vĩnh, tân uyên biên hòa

















Trường Trung-học Công-lập Phước-Thành ở Tân-Uyên là trường trung học đầu tiên, duy nhất của tỉnh mới thành lập bao gồm ba quận Tân-Uyên, Phú-Giáo và Hiếu-Liêm bao quanh khu vực chiến khu D lừng danh trong kháng chiến. Lớp Đệ-Thất mà chúng tôi đang theo học là lớp đầu tiên của trường mà Hiệu-Trưởng là người ở dưới Bộ Giáo-Dục đứng tên. Chúng tôi không nhớ rõ là (Đặng-Duy) Chiểu hay “cái gì Chiểu” đó! Thực ra trường được đặt tên của Hưng-Đạo Đại-Vương là “Trần-Quốc-Tuấn” với huy hiệu là ba cây, có ý nghĩa theo tục ngữ “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên ý nghĩa đoàn kết trong hoạt động cũng như học tập. Nhưng về sau người ta thường hay nói đến trường Trung-học Phước-Thành hơn là Trường Trung-học Trần-Quốc-Tuấn. Suốt mấy năm chúng tôi chỉ được thấy ông Hiệu-Trưởng một đôi lần. Người trực tiếp điều hành trường thuở đó là Ông Tổng-Giám-Thị Mã-Sấm (gốc Hiệu-Trưởng trường Tiểu-học Tân-Ba ở xã Tân-Ba) và hai vị Giáo-sư kiêm nhiều bộ môn là Thầy Trần-Văn-Khánh người Nam và Tạ-Kim-Anh người Bắc. Sang niên học sau (1960-1961) trường được 2 lớp Đệ-Thất và một lớp Đệ-Lục. Lúc nầy có vài học sinh từ Phú-Giáo phải xuống Tân-Uyên học vì trường Trung-học Công-lập của tỉnh ở Tân-Uyên chứ không là Phú-Giáo mặc dù Tỉnh lỵ Phước-Vĩnh ở ngay Quận lỵ Phú-Giáo.

Trong năm nầy tôi nhớ có vài sự kiện lớn mà chúng tôi đã tham dự hay chứng kiến. Sự kiện ông Quận-Trưởng Nguyễn-Văn-Lời bị giựt mìn tử nạn ở Cầu Đúc Hố Khởi thuộc xã Tân-Hóa-Khánh. Thi hài đưa về trụ sở quận, làm xôn xao, thương tiếc của người dân. Sự kiện thứ hai là đoàn công-voa chở học sinh, nhân viên, công chức, quân đội từ Tân-Uyên đi theo quốc lộ 16 qua các khu vực được coi là vùng chiến khu D (Bình-Cơ, Bình-Mỹ, Bố-Mua, Bố-Lá, Nhà Đỏ gì đó) cho đến Phước-Hòa rồi Phước-Vĩnh để dự lễ khánh thành Tỉnh-lỵ Phước-Vĩnh. Dọc đường tôi mới biết có các sở cao su của ông Nguyễn-Đình-Quát (sau nầy ông có ra ứng cử Tổng-Thống). Sự kiện thứ ba là về khu vực Khánh-Vân của xã Tân-Hóa-Khánh để tham dự lễ khánh thành Khu-Trù-Mật Khánh-Vân mà Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm đến dự lễ cắt băng khánh thành. Những sự kiện ấy tôi không nhớ theo thứ tự được vì lúc ấy còn nhỏ mà cũng không hề để ý đến chúng, nay chỉ ghi lại các sự kiện ấy cũng như là những kỷ niệm ôn lại của ký ức thời nhỏ mà thôi!

lichsuvietnam, việt nam cộng hòa

















Chiến sự cứ tăng dần, đêm đêm nằm nghe đại bác từ những ụ pháo 105 của quận bắn đi, sau có pháo lớn hơn là 155 li. Những đoàn hành quân đến rồi đi; đi rồi lại về. Những người lính Nùng kho thịt hay cá rất mặn, họ nói đùa ăn như vậy chắc da chắc thịt đạn trúng không lủng; nói thế, chứ trước khi đi hành quân họ đốt từng bó nhang lớn trên đầu ngọn súng, khói bay mù mịt. Qua những tháng ác liệt số người Nùng giảm dần, đến trước 75 chỉ có vài người nổi bật mà tôi biết có ông Lý-Xìu-Cón hình như ra ứng cử Hội-Đồng Tỉnh Bình-Dương hay quốc hội gì đó thì phải? Thỉnh thoảng, bên kia sân banh Uyên-Hưng những vụ đốt xác, hỏa thiêu của lính bốc mùi khét lẹt, chúng tôi cũng đã quen với mùi ấy rồi!

cồn gáo tân uyên

















Tôi ở trọ nhà bà Út Nghệ được hơn hai năm, khi bắt đầu trưởng thành thì tôi đủ sức đạp xe đạp theo bạn bè, sáng đi trưa hay chiều về tùy theo buổi học. Trong khoảng hơn hai năm đó, khi thì sáng thứ hai tôi đón xe đò Bửu-Ánh hay xe đò của ông Tư Chon để lên Tân-Uyên, rồi khi về thì cưỡi xe đạp đi về với bạn. Vào những năm, các cầu bị đốt hay đường sá bị đào, đắp mô thì tôi phải cưỡi xe đạp vào trong Tân-Hội để đi với thằng Lực. Có nhiều hôm có trăng, tôi không biết giờ giấc, sợ trễ nên vào tới nhà thằng Lực lại rất sớm. Có khi tôi vào ngủ ở trong nhà của Ông Năm nằm trong khu vực công nhân của sở 49 từ hôm Chủ Nhật , rồi sáng hôm sau mới đi Tân-Uyên. Đường sá lúc ấy còn có nhiều vắng vẻ. Từ chợ Tân-Khánh qua dốc dài Hố Khởi thì có nhiều nhà, nhưng đến đường gò Cây Trắc thì vắng. Vào Tân-Hội, Tân Long thì nhà cửa rải rác, rồi qua ruộng, hai cầu vũng, cầu suối cái đến Tân-Long trong thưa thớt người. Sau đó đến những đoạn đường rừng và cao su, qua cầu Hố Cao lên dốc khá cao thì bên phía tay phải có sở cao su số 10, trong đó có trại cùi Bến-Sắn; bên trái có sở 49; nối tiếp là đoạn đường rừng vắng vẻ mà có những buổi sáng tôi phải đạp xe đạp chạy nhanh vì những con chim “bồ chao” hót inh ỏi như để hù cho tôi sợ. Ra đến cua (khúc quanh) Bình-Chánh tôi mới hoàn hồn vì đã có nhà dân. Tôi đạp tà tà để thả theo dốc dài và vào khu nhà Bình-Hóa để rồi ra tới ngã ba Bình-Hóa, qua cầu Rạch Tre lên Tân-Uyên.


















Nhưng trong thời chiến tranh cho nên đoạn đường cũng không đơn giản như vậy. Các cầu bị đốt, phá hư chúng tôi phải đi bộ qua những đà sắt lật ngang, vai vác xe đạp một cách khéo léo, nếu không sẽ bị rơi xuống hố, hay vũng nước. Và khi đoạn đường bộ từ sở 49 đến cua Bình-Chánh bị chắn bởi những cây sao cưa ngã chúng tôi phải len lỏi đạp xe băng qua sở cao su Bác-Vật rồi ra bìa sở 49 để đi về. Đối với tôi thuở ấy chỉ thỉnh thoảng đạp xe theo bạn vào đầu hay cuối tuần vì thời gian ấy tôi còn trọ ở nhà bà Út Nghệ để đi học.

Khi ở Tân-Uyên chúng tôi có khi được Bác Sáu con Bà Út dẫn đi theo vào sở Kẹc-Bay ở đầu trên dốc Bà Nghĩa để xem cạo mủ và những tiến trình chế biến mủ. Tôi cũng thử làm được đôi ba lần ở sở 49 lẫn Kẹc-Bay. Có một buổi chiều gần cuối năm, lúc đó, cao su bắt đầu rụng lá sở và công nhân nghỉ, Bác Sáu lại dẫn tôi và Long đi về hướng Tân-Hòa, Tân Tịch rồi đi vào một ngã ba. Tôi không nhớ là đi khoảng bao xa thì đến nhà quản lý của sở. Chúng tôi ngủ đêm ở đó. Bác Sáu đưa tôi và Long đi dạo quanh khu vực. Chiều dần xuống, hương rừng lành lạnh, bên kia bờ xóm, những chiếc xe bò vẫn còn chất vật liệu nhà cửa lên xe vì lúc ấy đang là thời kỳ dồn nhà dân vào ấp “dồn dân lập ấp” để mở đầu cho kế hoạch “ấp chiến lược”. Mãi sau nầy, vào năm 1999 khi tôi theo ông anh bạn dì lên điểm để thăm vườn cao su, nhãn của anh thì mới biết đó là khu vực được gọi là “Thường-Lang, Đất-Cuốc”. Nơi mà tiếng tăm của nó đã có trong lịch sử kháng chiến của vùng chiến khu D.

Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài. Đó là cảm giác mát lạnh khi tôi bì bõm tập bơi, hay đắm mình giữa dòng nước sạch trong ở bến Ông Quận, bến Vườn Xoài, bến Cây Dầu, bến Cây Xanh, bến Cây Sung. Tại bến Cây Sung nầy chúng tôi đã chứng kiến xác Thầy Khuê và vài người khác trong lần đi công tác đã bị đơn vị thiết giáp bắn lầm. Ở đây tôi mới biết đến cây giá tỵ, cây bàng để cụ thể cho bài giảng văn “Nhặt lá bàng”.

Đi học xa, nhất là trong lứa tuổi nhỏ như tôi thuở ấy thường có những cảm xúc, chiều ngồi phía sau vườn nhà của bà Út, nhìn ra cánh đồng mông lung, sóng lúa nhấp nhô, mặt trời lần xuống bên kia ngọn đồi Bình-Hóa; những tia nắng cuối cùng vàng ửng phóng lên không trung, và tiếng ếch nhái cũng bắt đầu vang vọng, những ngọn đèn thấp thoáng đó đây, lòng trở nên buồn, nhớ nhà khôn tả. Thuở chúng tôi được học bài Kim văn “Nhớ Cố Hương” trích từ cuốn “Mây Ngàn” của ViTa, cái cảnh bên ngoài sao có nét diễn tả trong bài làm sao ấy khiến tôi cũng cảm thấy buồn và nhớ cố hương lây. Hay ngồi ở bến Cây Sung, nhìn khói bốc trên mặt nước của sông Đồng-Nai mà tôi lại nhớ đến mấy câu thơ của Thôi-Hiệu đã học: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị, Yên ba giang thượng sử nhân sầu” mà Tản-Đà đã dịch “Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sông cho buồn lòng ai”.
















Ở tại trường Trung-học Tân-Uyên có thể nói Thầy Trần-Văn-Khánh đã trang bị cho chúng tôi rất nhiều khả năng về văn. Xuyên suốt mấy năm chúng tôi được thường xuyên học dựa trên căn bản: “Những Lỗi Thông Thường Trong Thuật Viết Văn” của Nguyễn-Văn-Hầu và “Việt-Nam Văn-Học Sử-Yếu” của Dương-Quảng-Hàm. Có lẽ nhờ đó mà mặc dù tôi không có khiếu về văn chương, nhưng khi có cơ hội để viết lách, tôi đã không thấy vướng vấp hay khó khăn trong sự viết của mình. Về các bài hát tôi còn nhớ được bài “Hoài Thu” của Văn-Trí mà Thầy Ân đã dạy; Thầy Nguyễn-Thanh-Tuyền dạy Pháp-Văn, Sử-Địa với bài “Đón Xuân” của Phạm-Đình-Chương, Alouette và giọng harmonica của Thầy. Đến những năm sau tôi còn có Thầy Nguyễn-Văn-Thại dạy Pháp-Văn cũng là Hiệu-Trưởng của trường. Thầy Mai-Văn-Phú, Cô Mai-Thị-Hồng, Cô Trần-Kim-Vân, Thầy Xuân, Thầy Lịch, Thầy Thạc, Cô Hoan và một số Thầy dạy ở những lớp khác mà tôi không biết tên.

Từ cuối năm Đệ-Ngũ (lớp 8 sau nầy) số bạn bè đi học đạp xe đạp đi về khá nhiều, nên tôi không ở trọ ở trên Tân-Uyên nữa, mà theo tụi nó đạp xe đạp đi học mỗi ngày. Thủ-Đồng-Sứ (tên cũ của Tân-Uyên) bây giờ không gắn bó với tôi nhiều nữa, nhưng tôi thường đi ngang cánh đồng lúa trĩu bông, hay mênh mông sóng lúa của vùng Tân-Uyên mà thằng Huệ hay nói: Nghe nói: Ngày xưa cánh đồng nầy hoang vu có nhiều nai ra ăn, cho nên nhà văn Tô-Văn-Tuấn mới lấy bút hiệu cánh đồng (Bình-nguyên) nai (Lộc) thành ra Bình-Nguyên-Lộc. Sự việc ấy chưa có cơ hội để kiểm chứng, nhưng sự thực nhà văn Bình-Nguyên-Lộc đã có sinh quán là Tân-Uyên.

Chiến tranh càng ngày càng ác liệt hơn, làng xóm trong Tân-Long, Tân-Hội phải tản cư, dồn ấp và đường sá bị đứt, lẫn chiến trận dễ xảy ra ở các nơi đó, chúng tôi phải chuyển đường đi học. Bây giờ chúng tôi phải đi đường từ Tân-Khánh ra Cầu Xéo, Phước-Lộc, băng cánh đồng qua Khánh-Vân, rồi ra ngã ba Bình-Chánh, đi lên dốc đồi nhà cao cẳng (gọi như vậy vì nhà có gác cao, hai tầng cất cheo leo gần khoảng đỉnh đồi) qua Bình-Hóa mới tới cầu Rạch Tre và tới Tân-Uyên. Đường đi xa hơn nhưng tương đối an ninh. Chúng tôi phải vác xe qua những cầu khỉ, hay bằng một thân cây dầu xẻ đôi, có khi muốn thử tài cứ cưỡi xe thử xem sao, đương nhiên là trong tư thế chuẩn bị “bị té”. Nhưng cũng may trong chúng tôi chưa đứa nào “được té” như vậy. Trên đường đó, chúng tôi sợ nhứt là đoạn đường từ nhà cao cẳng cho đến ngã ba Bình-Hóa vì đoạn đường nầy thường hay bị “giựt mìn” và đụng độ hai bên ở đó. Nếu không may phải lọt giữa vòng thì cũng phải đành chịu thôi! Đi học mà cưỡi xe đạp trên đường bờ ruộng cũng có khá nhiều khéo léo và lanh mắt; tuy nhiên đi vào những mùa sương mù, hay lành lạnh, hoặc vào mùa gặt có những thích thú riêng của nó. Riêng tôi thích nhất vào khoảng tháng chín, tháng mười ta tức vào khoảng tháng 11 tây, tức là tháng có nhiều sương mù, lúa ngậm sương. Cảnh người đi chợ đi làm mờ mờ trong sương. Sương mù làm ướt mi, mặt mình nghe lành lạnh, ươn ướt mà gió thì hây hây. Mặt nước trong vũng gợn sóng lăn tăn. Cảm giác thật kỳ thú, khi mình đang đẩy xe qua cầu mà chiếc cầu dường như cũng đang trôi đi.   

Tôi đi xe đạp để đi học cùng với bạn bè suốt trong thời gian năm Đệ-Tứ (lớp 9 sau nầy). Có những lúc chúng tôi phải đi khác đường tùy theo tình hình an ninh và chiến sự. Có khi phải theo lộ mới qua Khánh-Vân; có khi phải ra Bình-Chuẩn về Nhà Thơ, ra Tân-Ba rồi mới lên Tân-Uyên. Cuối cùng rồi thì năm học cũng trôi qua. Mùa phượng vĩ năm ấy chúng tôi về Biên-Hòa để thi lấy bằng Trung-học Đệ-Nhất-Cấp, rồi với tấm bằng ấy chúng tôi lại chuyển đi những trường khác. Người thì về trường Ngô-Quyền (Biên-Hòa); Thạch, Lực về trường Trịnh-Hoài-Đức; còn tôi, Son, Huệ thì về trường An-Mỹ để rồi hai năm sau tôi và Huệ lại gặp Thạch, Lực ở trường Trịnh-Hoài-Đức, cùng nhau kết thúc bậc Trung-học để rồi mỗi đứa một đường, đi kiếm một cái nghề cho cuộc đời của chính mình. Tân-Uyên đã xa dần cũng như bạn bè hợp rồi lại tan! Cho đến giờ nầy không mấy đứa cùng trường cùng lớp lại có dịp gặp nhau!

trường Phước-Thành, tân uyên biên hòa

















Riêng trường Phước-Thành bây giờ được mang tên của một vị tướng, trưởng quân khu 7, hình như quê của ông ở Tân-Hòa hay Tân-Tịch gì đó; ông cũng là nhà thơ tác giả của hai câu thơ:

“Từ thuở mang gươm đi mở cõi

Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Không biết là tôi có nhớ đúng nó hay không? Nhưng chắc chắn tác giả chính là Huỳnh-Văn-Nghệ. Trường mang tên của ông ấy cũng là một điều hợp lý thôi!

Tân-Uyên quả là một thời của ký ức và kỷ niệm trong tôi! Mà kỷ niệm thời thơ ấu cũng thật khó mà phai, có phải vậy không cùng các vị?
   
(6/11/2011)

*T/B: Bài mới đọc thoáng vội, có thể có vài lỗi chính tả, vì tôn trọng tác giả của bài viết nên chuyển đúng y nguyên bản. Bạn đọc xem tự chỉnh để tùy nghi.

@ Quân-Sử Việt-Nam

Follow @quansuvnTweet

PDFIn TrangGửi mail
Gửi ý kiến
Tên của bạn
Email của bạn
Đánh giá (tùy ý)
    Nhập những ký tự ở hình bên vào ô bên dưới.
    Tin / Trang
    Sắp theo
    Đang xem 1 - 10 của 98 bài 1 2 3 ... 10 »
    Nguyễn-Nhơn | Cồn Gáo (06/30/2013 10:27 PM) (Xem: 23428)
    Nhìn tấm hình Cồn Gáo năm xưa Thơ thẩn lẩm nhẩm một mình
    Xem thêm
    Ngày xưa: Tôi về Tân Uyên (06/30/2013 10:27 PM) (Xem: 23761)
    Người già thường hay sống về những hoài niệm trong dĩ vãng. Tôi cũng vậy, bây giờ đã không còn sức lực bươn chải cho cuộc sống như ngày xưa, nên tôi có được nhiều thì giờ để ôn lại vài giai đoạn mình đã đi.
    Xem thêm
    Nguyễn-Nhơn_Mà Thức ơi! (06/30/2013 10:21 PM) (Xem: 24187)
    Tôi cố gắng hết sức mình lên tiếng Mong gở gạt chút danh dự Cho hàng môn đệ QGHC chúng ta
    Xem thêm
    The Pentagon Papers United States (2) (06/30/2013 10:45 AM) (Xem: 23523)
    Vì vậy, khi chín năm cai trị của Diệm kết thúc trong máu, sự đồng lõa của chúng ta (Hoa Kỳ) trong việc lật đổ ông ta đã tăng cao trách nhiệm và cam kết của chúng ta trong một đất nước Việt Nam hoàn toàn không có lãnh đạo essentially leaderless Vietnam
    Xem thêm
    Tâm Thư Gửi Đồng Môn (Cựu SV Quốc Gia Hành Chánh VNCH) Tiến Sĩ, Cư Sĩ Huỳnh-tấn-Lê... (06/30/2013 01:24 AM) (Xem: 23271)
    Anh có nghĩ rằng anh cần xin lỗi cộng đồng tỵ nạn về những việc láo lếu mà anh xỉ nhục chế độ VNCH không? Tôi nghĩ rằng nếu anh không nhận lỗi và xin lỗi thì chúng tôi không coi anh là đồng môn của chúng tôi nữa, và sẽ coi anh như một kẻ phản bội cùng lứa với những tên Nguyễn Phương Hùng, ETC Quang Trường, Nguyễn Cao Kỳ, những kẻ đời đời bị nguyển rủa.
    Xem thêm
    Bản Lên Tiếng Thứ Mười Hai_Thư Gởi Đến Nguyên-Huy Người Việt_Huỳnh-tấn-Lê_Tổng hội Cư sĩ PGVN tại Hoa Kỳ (06/29/2013 12:47 AM) (Xem: 49460)
    Nhân quả là chuyện có thật. Bởi vì, thiện ác đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lai tảo dữ lai thì. Câu này, chúng tôi cũng gởi đến những người cầm đầu của đảng Cộng-sản Việt-Nam và nhóm Ấn-Quang.
    Xem thêm
    Kính Mừng Đại Lễ 18/5/2013 Ngày PGHH Xuất Hiện Ư Thế-Giáo (06/27/2013 10:37 PM) (Xem: 28534)
    Kính Mừng Đại Lễ 18/5/2013 Ngày PGHH Xuất Hiện Ư Thế-Giáo
    Xem thêm
    Tài liệu 13 trang của Sở Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA): Thế lực chính trị của nhóm Phật Giáo phản loạn (06/27/2013 10:29 PM) (Xem: 29573)
    Tài liệu tượng trưng cho sự nhận xét của nhân viên Sở Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ căn cứ theo dữ kiện mà họ thu thập được trong thời điểm của bản báo cáo nàỵ
    Xem thêm
    Những Trận Ðánh Không Tên Trong Quân Sử (06/27/2013 10:26 PM) (Xem: 19957)
    Người bạn ta còn ở Việt Nam ơi! Anh viết những dòng thơ bời bời Mùa Hè Ðỏ Lửa Giọt nước mắt 30 năm bỗng ứa Cơ hồ tan chảy tuyết đông sa
    Xem thêm
    Quân Sử Sư Đoàn 18 Bộ Binh QLVNCH | Tuyến Thép Xuân-Lộc (Long Khánh) (06/27/2013 10:17 PM) (Xem: 29040)
    Ở thế hệ của chúng tôi tri ân những người đã hy sinh; các em thanh niên là thế hệ kế tiếp cũng biết ơn họ; sau nầy những thế hệ con em chúng ta cũng sẽ nhớ ơn họ mãi mãi. Đó là những người con yêu của Tổ Quốc chúng ta. Trời Việt Nam, đất Việt Nam cũng đồng tình với chúng ta!!!
    Xem thêm
    Tin / Trang
    Sắp theo
    Đang xem 1 - 10 của 98 bài 1 2 3 ... 10 »
    Copyright © 2016 www.quansuvn.info All rights reserved www.vnvn.net
    Best viewed with FireFox, Chrome, Safari, Opera, IE 8 at resolution of 1024x768
    Chọn giao diện :