Thiên Niên Sử Thăng-Long Thành

Mục Lục:
Tựa
Tựa
Chương I/ Dẫn Nhập:
Chương II/ Tư tưởng tộc Việt thời tối cổ:
Chương III/ Nếp Suy Tư Bình Dân:
Chương IV/ Nếp Suy Tư Bác Học:
Chương V/ Nếp Suy Tư Bác Học - Vận Nước Ý Dân Nam Quốc Sơn Hà Năm 981:
Chương VI/ Nếp Suy Tư Bác Học - Bài thơ Vận Nước và Bài Thơ Thần:
Chương VII/ Tư Tưởng Bác Học - Sự Khởi Đầu Của Tam Giáo Đồng Nguyên :
Chương VIII/ Tư tưởng Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 15 sau khi thành rồng bay lên được hình thành:
Chương IX/ Tư tưởng Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 17 sau khi thành rồng bay lên được hình thành:
Chương X/ Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam:
Chương XI/ Từ Ngàn Năm Thăng Long 2010 Đến Thỏa Hiệp Việt Trung 2011:
Chương XII/ Hướng Đến Một Nền Đa Giáo Đồng Nguyên, Một Xã Hội Phân Nhiệm:
Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc biên khảo
Chương II/ Tư tưởng tộc Việt thời tối cổ:
Ở chương này chúng tôi trình
bày tư tưởng Việt Nam thời tối cổ cho đến khi thành rồng bay lên được
chính thức hình thành vào tháng 8 năm 1011. Đồng thời khi đề cập đến tư
tưởng, những lãnh vực khác như văn hóa, quân sự, chính trị, cũng được
trình bày tiếp nối theo sau, cho dù chúng tôi không phân thành từng
chương trong bài viết.
Như trên đã trình bày, nước
Việt chúng ta hiện diện từ hơn 5000 năm trước Tây lịch đã có khoảng
không gian địa lý bắt nguồn từ sông Chang Jiang (Trường giang), sông
Yangtze River (Dương Tử) kéo dài cho đến đồng bằng sông Hồng Bắc Việt.
Trải qua nhiều sự thay đổi của lịch sử, nước ta đã mang các Quốc hiệu
khác nhau như Văn Lang, Âu Lạc, Giao Chỉ, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại
Ngu, Đại Nam, An Nam, Việt Nam, và cũng tại nơi này đã là đầu mối giao
tiếp của 2 nền văn minh cổ Á châu. Đó là Trung Hoa và Ấn Độ. Trung Hoa
từ phía Bắc xuống, Ấn Độ từ phương Nam lên. Giao Châu có một thời là
quốc hiệu của nước chúng ta.
Dân Tầu là giống dân du mục
phương Bắc, pha trộn các chủng tộc như Thổ nhĩ kỳ, Tây tạng. Sau đó hai
chủng tộc này lại pha trộn với người Tầu thời nhà Thương (Shang
Dynasty). Nhà Thương dựng nước khoảng 2000 năm trước Công nguyên và bị
bại trong tay nhà Chu hay Châu (Zhou), từ đó dân Tầu mới chính thức lập
quốc, và họ rất hãnh diện về triều đại này. Một điều cần lưu ý, đó là
nhà Chu lập quốc chỉ mới hiện diện 1000 năm trước Công nguyên mà thôi.
Đức Khổng Phu Tử sinh năm 551
trước Công nguyên, chu du 6 nước có viết Kinh Xuân Thu đã chê bai không
ngớt lời nhà Chu hay Châu (Zhou) là loạn ly, vô đạo đức. Và ngài đã
lấy tư tưởng của tộc Việt mà dạy bảo cho dân Tầu.
Từ những điểm nêu trên, ta thấy
rằng văn hóa Tầu có học thuyết Khổng Tử và Lão Tử. Khổng Tử chú trọng
các hình thức, khuôn khổ thế gian tức chủ trương CÓ; Lão Tử thiên về xa
lánh cõi đời tìm sự tĩnh mịch, cho rằng thế gian này chẳng có gì đáng
luyến tiếc nên bảo là KHÔNG. Văn hóa của Ấn Độ thì có Phật giáo. Phật
giáo chủ trương vượt ngoài CÓ và KHÔNG, tìm sự giải thoát ngay chính
tâm hồn của mỗi người.
Tuy nhiên trước khi hai nền văn
hóa Ấn Hoa truyền đến thì Việt Nam chúng ta đã có sẳn một nền văn hóa
lâu đời. Nền văn hóa hay văn minh đó là Đông Sơn và Lạch Trường.
Dân tộc Bách Việt là một dân
tộc đã hiện diện vào 5000 năm trước công nguyên, và là giống dân trồng,
cấy lúa đầu tiên của nhân loại. Như vậy tính theo niên kỷ mà Tạp Chí
Địa Dư Hoa Kỳ xuất bản năm 1991 ghi nhận tộc Việt đã hiện diện 5000 năm
trước công nguyên, thì quốc lịch của Việt Nam phải ghi là 7012 (5000
năm trước công nguyên và 2012 năm sau Công nguyên) nếu chúng tôi không
nhầm lẫn.
Trong một trăm bộ tộc Việt thì Lạc Việt tức là bộ tộc Việt đứng đầu.
Là một dân tộc hiện diện lâu
đời như thế trên một vùng đất phì nhiêu trù phú; tổ tiên chúng ta đã
biết tổ chức đời sống có trật tự, tôn ty, trong một khoảng không gian
cố định, biết tưởng nhớ tiền nhân, anh hùng, liệt nữ, cũng như biết tôn
xưng vị lãnh đạo, thờ kính những hiện tượng thiên nhiên v.v...Tất cả
những điều nêu trên là tư tưởng Việt Nam, và đã được hệ thống hóa dưới
một tên gọi khác là nền Văn Hiến Chi Bang của một đất nước tự lập, tự
cường. Người viết có gọi những điều vừa nêu trong bài Tư Tưởng Nhân Quyền Của Tộc Việt được biên khảo cách đây 9 năm là Tâm Thức Việt.
Tư tưởng Việt Nam hay tộc Việt cổ xưa được chia làm hai phần: Đó là nếp suy tư bình dân và bác học.