Nhắn về Tuổi Trẻ Nước Việt
Đố trăng mấy tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
Trần Quốc Toản, tuổi vị thành niên
Đứng bên ngoài Hội nghị Bỉnh Than
Tự thấy hỗ thẹn bốp nát trái cam
Về tụ họp gia binh ra trận
Diệt Thát Đát xâm lăng
Phạm Tu tuổi sáu mươi sáu
Nghe tin Giám quân Lý Bí dấy binh khởi nghĩa
Về tụ họp nghĩa binh cầm quân ra trận
Diệt ngoại xâm hung ác nhà Lương
Giúp dựng nền độc lập nhà Lý nước ta
Khi Tổ quốc lâm nguy
Toàn dân đồng lòng đứng lên dấy nghĩa
Nam phụ lão ấu già trẻ có sá chi
Ngày nay hán ngụy việt cọng
Lê Chiêu Thống thời đại
Bên trong tự thực dân
Bên ngoài cúi lòn hán cọng
Đưa dân nước vào cơn lầm than
Làm sao mà tuổi trẻ cứ thở than
" Bất lực đối diện với Thất Bại mỗi ngày "?(*)
Chúng ta mới đánh những trận dò đường
11 cuộc biểu tình lịch sủ mùa hè 2011
Mỹ Yên Hà Tĩnh chống cường quyền
Formosa Vũng Áng uy nghi lẫm liệt
Tuy chưa lay động được bạo quyền
Vẫn làm nức lòng đồng bào các giới
Sách có chữ: Thất bại là mẹ thành công
Từ trong chiến đấu học tập kinh nghiệm
Nâng cao khả năng tổ chức - chỉ huy
Rồi sẽ có một ngày khi tập họp đủ lực lượng
Phối họp đánh một trận sấm nỗ không kịp bưng tai
Cũng giống như cuộc biểu tình
Ngày 5 tháng 6, 2011 lịch sử
5 - 7 ngàn dân Đồng Nai - Bến Nghé
Uy hiếp bạo quyền thành hồ xanh máu mặt
" Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi
Mà khó vì lòng người ngại núi e sông "
Nếu trên dưới già trẻ đồng một lòng
Có sá gì ngại núi e sông
Tuổi 16 tinh thần bạc nhược là già lão
Tuổi 66 cương cường bẽ gãy sừng trâu
Vậy hãy phủi sạch ranh giới trẻ già
Mỗi người chung góp một bàn tay
Huy động sức mạnh toàn dân Việt
Ra quân đánh một trận cuối cùng
Quét sạch bọn hung tàn hán ngụy việt cọng
Nước Việt lại bừng sáng buổi Rạng Đông
Nguyễn Nhơn
(*) Phụ đính
Thư cho người bạn trẻ: khi chúng ta thất bại
Trong một thời gian ngắn, rất nhiều sự kiện trên thế
giới đem lại cho chúng ta những bài học về sự thất bại. Từ thất bại
của một ứng cử viên tổng thống cho đến thất bại của một quốc gia bất
ngờ về người lãnh đạo của mình. Rất nhiều những câu chuyện về thất bại
được kể lại với nhiều ngôn ngữ, chủng tộc. Nhưng điều đáng để ghi lại,
là khi giáp mặt với thất bại, con người đã hành xử như thế nào.
Điều tôi muốn nói với bạn là vậy.
Ngay tại Việt Nam, người ta cũng nhìn thấy vô số
các biểu cảm về sự thất bại. Có người cảm thấy thất bại trong việc đã
đặt niềm tin vào ai đó. Có người cảm thấy thất bại vì đã trông
chờ vào những chuyển biến của thời cuộc tốt hơn, nhưng chỉ thấy toàn
là nhiễu nhương. Trên một status của Facebook, một người bạn trẻ viết
rằng anh sẽ rời bỏ trang mạng xã hội này vì đã quá mệt mỏi nuôi
hy vọng về tương lai của đất nước mình.
Quả là chúng ta đang đối diện với hàng loạt thất
bại. Nhưng đôi khi, có cả những thất bại không phải do chúng ta gây
ra, nhưng phải gánh chịu.
Thật thất bại khi phải chấp nhận một Bộ trưởng
giáo dục như Phùng Xuân Nhạ, khi cười vui, bán danh dự nhà giáo vào
những cuộc chè chén, coi đó là những điều bình thường. Chúng ta
đang phải sống và giáp mặt với thất bại từ một nền giáo dục loay
hoay với những kẻ cầm đầu vô trách nhiệm cũng như vô liêm sỉ.
Thật thất bại khi mỗi ngày người dân chúng ta nói
về biển, về đảo và lòng yêu nước. Nhưng rồi bàng hoàng nhìn tàu
kiểm ngư oai vệ đâm chìm tàu ngư dân, hành động hung ác và tàn
nhẫn không khác gì tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam ngoài khơi xa.
Loại tàu kiểm ngư không bao giờ dám xuất hiện giải cứu ngư dân khi
họ gặp kẻ cướp trên biển, chỉ vênh váo gần bờ.
Thật thất bại, khi mỗi ngày các câu chuyện công
an, cảnh sát giao thông đánh chết dân vẫn diễn ra, nhưng pháp luật
thì bâng quơ. Những kẻ phạm pháp tồi tệ nhất được nâng đỡ chỉ
bởi là đảng viên đảng cộng sản. Chúng ta cũng là những kẻ thất bại,
khi nhìn thấy chung quanh mình những điều bất cập diễn ra như một sự
thách thức lương tri và lẽ phải, nhưng bất lực đối diện với sự
thất bại của mình mỗi ngày.
Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFI vào tháng
này, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nói rằng mọi thứ cần phải
thay đổi để phát triển, Việt Nam sẽ phải, làm dù chậm. Sự thật là
như vậy. Trong những giờ phút mệt mỏi nhất, tôi cũng đã tự hỏi sẽ còn
phải đổi bao nhiêu những bất cập nữa, chịu đựng bao nhiêu quan chức
tồi tệ như Võ Kim Cự hay Vũ Huy Hoàng… thì chúng ta có được những
đổi thay tốt hơn, so với những thất bại từng ngày, từng giờ, trên
từng phát biểu của các nhà lãnh đạo hiện nay?
Tôi cũng như bạn, và nhiều người dân Việt Nam
khác, nhìn thấy sự thất bại của mình, của dân tộc mình khi nghe rau
củ quả Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam với mức thuế 0%. Tôi
nghe thấy thất bại khi Ninh Thuận reo mừng thực hiện nhà máy thép Cà
Ná, đường biên giới phía Bắc ở Vàng Ma Chải bị Trung Quốc âm mưu
lấn từng ngày. Tiếng vọng thất bại còn ở chuyện nền kinh tế
Campuchia giờ đây sản xuất được cả xe hơi điện và đòi xây tường ngăn
biên giới Việt Nam – Campuchia như Donald Trump tuyên bố, để cấm
Việt Nam xâm phạm chủ quyền.
Tôi sống trong thất bại, chúng ta sống trong thất
bại, và một cơ đồ nhìn tổng quát như hôm nay, quả là thất bại.
Không ít người Việt mang tâm trạng bế tắc và buồn phiền.
Đâu đó trên Twitter, một người ủng hộ cho bà
Hilary Clinton, đã viết sau khi có kết quả chung cuộc. Đại ý của cô
viết rằng “Chúng ta đã thất bại. Nhưng chúng ta không trốn chạy,
không ẩn nấp. 4 năm thật dài, nhưng đó là cơ hội để chúng ta tập
hợp và quay lại, giành quyền quyết định cho đất nước mình”. Những
dòng chữ này đã có đến hàng chục ngàn like và chia sẻ.
Quả vậy, chúng ta cũng sẽ không trốn chạy, không
ẩn nấp. Dẫu rất buồn phiền. Vì bởi giáp mặt với thất bại, nếu chấp
nhận đau yếu, bạn sẽ bị hủy diệt. Còn nếu nghĩ đến tương lai và
giữ một niềm hy vọng, bạn có thể đi tới và băng qua thất bại của
mình, cũng như của kẻ khác
Và vì bởi, thất bại nhìn thấy hôm nay nhắc mỗi
người về tương lai của một quê hương không thể tan rã, con cháu
chúng ta không thể lạc loài. Có thể là một ngày thất bại, một
giai đoạn thất bại, chứ không thể là một định mệnh thất bại. Hãy
nuôi một niềm hy vọng cho những đổi thay tốt đẹp nhất, lên tiếng
bằng sự thật và lẽ phải.
Có thể bạn nói tôi mơ ước viễn vông, nhưng đừng quên
nhớ lại câu nói nổi tiếng Nelson Mandela, người từng chịu 27 năm tù
cho một giấc mơ thôi aparthied trên đất nước mình, “Mọi thứ đều là bất
khả, chỉ khi sự thật đến”. Chúng ta cũng có quyền nuôi một giấc mơ và
hy vọng về sự thật, dẫu đang giáp mặt với thất bại.
nhacsituankhanh
TRẦN QUỐC TOẢN ( 1267-1285 )
Trần Quốc Toản thuộc dòng dõi nhà vua và sinh vào năm Đinh Mão ( 1267 ).
Ông lớn lên trong không khí cả nước náo nức chuẩn bị chiến đấu chống
quân Nguyên sang cướp phá và xâm lược nước ta lần thứ hai ( 1285 ).
Năm 1282, triều Trần đã tổ chức một cuộc hội nghị quân sự rất đặc
biệt tại bến Bình Than ( Hội nghị Bình Than ). Tham dự hội nghị này là
các quý tộc và các tướng lĩnh cao cấp nhất của nhà Trần. Bấy giờ, tuy
là quý tộc, đã từng phong tới tước Hầu - Hoài Văn Hầu - nhưng vì còn ở
tuổi vị thành niên nên không được tham dự. Hoài Văn Hầu lấy đó làm
điều hổ thẹn và căm tức lắm, tay đang cầm quả cam mà bóp nát lúc nào
không hay. Khi về nhà , Trần Quốc Toản cùng với một ngàn người là tôi
tớ và thân thuộc, sắm sửa binh khí và chiến thuyền, dựng cờ thêu sáu
chữ “ Phá cường tặc, báo hoàng ân” (
nghĩa là : phá giặc mạnh, báo đáp ơn vua ). Khi đánh nhau với giặc
Nguyên, Trấn Quốc Toản thường xông ra phía trước, khiến cho giặc hễ
thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch.
Khi cuộc chiến tranh lần thứ hai nổ ra, Trần Quốc Toản cũng vừa đến
tuổi thành niên. Đội quân hơn một ngàn người do Trần Quốc Toản lập ra
và trực tiếp chỉ huy đã sát cánh chiến đấu với quân đội chủ lực của
triều đình, lập được nhiều chiến công xuất sắc.hò vua Lý đuổi Tiêu Tư
Bấy giờ Việt Nam nằm dưới quyền đô hộ của nhà Lương thời Nam Bắc triều (Trung Quốc). Viên thứ sử cai trị là Tiêu Tư nổi tiếng tàn ác.
Cuối năm Tân Dậu (tháng 1 năm 542), Giám quân châu Cửu Đức là Lý Bí dấy binh khởi nghĩa, chống lại quân đô hộ nhà Lương. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được nhân dân và hào kiệt khắp nơi ủng hộ, kéo về giúp sức như hào trưởng Triệu Túc và Tinh Thiều, nguyên là quan cai trị của nhà Lương, bỏ quan chức về với quân khởi nghĩa.
Năm ấy Phạm Tu đã 66 tuổi, song còn khỏe mạnh và
hăng hái. Ông tập hợp binh mã, gia nhập quân khởi nghĩa và trở thành
một võ tướng chủ chốt của quân khởi nghĩa. Ông cùng với
Triệu Túc và
Tinh Thiều,
trở thành ba vị lãnh đạo chính trong bộ tham mưu của cuộc nổi dậy của
Lý Bí. Quân khởi nghĩa đánh đâu thắng đấy. Thứ sử Tiêu Tư bỏ chạy về
nước. Quân
Lý Bí chiếm đóng thành
Long Biên.