Niềm vui của những
người không thờ ơ và không làm ngơ!
Kính thưa
quý khán thính giả,
Hầu hết người Việt hải ngoại đã phải rời bỏ quê hương, ruộng vườn, tài sản và
người thân để tìm đến vùng đất xa lạ chì vì hai chữ tự do.
Họ hy vọng rằng nơi họ đến sẽ được sống như một con người với nhân phẩm được
tôn trọng và những cơ hội thăng tiến đồng đều.
Sau những khổ đau, mất mát, tại quê hương thứ hai họ có những ngày tháng nguôi
ngoai để xây dựng lại cuộc sống. Nhưng vấn đề chưa được gọi là hoàn toàn như
mong muốn. Một vấn đề khiến người Việt tỵ nạn Cộng sản vẫn phải đau lòng và lắm
khi phẫn nộ trong gần 40 năm qua, vì luồng dư luận tiếp tục xuyên tạc con người
Việt Nam tự do, về cuộc chiến tranh tự vệ của người Việt trước sự bành trướng
của chủ nghĩa Cộng sản. Đó là do ảnh hưởng từ những sử gia, những tác giả phản
chiến, đó là những người đã đóng góp tích cực vào việc bán đứng miền Nam Việt Nam vào tháng 4 năm 1975. Cho đến hôm
nay, mặc dầu làn sóng người Việt tị nạn Cộng Sản ồ ạt bỏ nước ra đi đến hàng
triệu người, người Việt đang sống và đóng góp tích cực cho quốc gia Hoa Kỳ,
nhưng nhóm sử gia và những tác giả phản chiến vẫn giả ngơ, giả điếc, tiếp tục
những luận điệu xuyên tạc cố hữu để bào chữa cho những cái sai trái của họ.
Mặt khác, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam mỗi năm đã đổ ra một ngân sách
khổng lồ hằng nhiều trăm triệu đô la để tiếp tục tuyên truyền. Hai thế lực này
đã và đang nỗ lực đưa những sách báo, phim ảnh và ngay cả sách giáo khoa đang
giảng dạy tại học đường Hoa Kỳ để tiếp tục gây ảnh hưởng, đặc biệt là đối với
giới trẻ.
Mỗi người Việt hải ngoại không ít thì nhiều đều có những kinh nghiệm về những
cuộc tuyên truyền không ngưng nghỉ này. Đã hơn một lần chúng ta tự đặt câu hỏi:
phải làm gì để đối phó với tệ trạng trước mắt? Làm gì để con em chúng ta đang
ngồi tại học đường hiểu được chính nghiã của cha ông, và nguồn gốc đích thực
của chúng?
Cần Phải Làm Gì Để Cải Thiện Những Bài Học Lịch Sử Sai Sót tại Học Đường Hoa
Kỳ?
Trong cộng đồng chúng ta đã có những người cùng trăn trở với những câu hỏi như
trên, điều khác là họ đã đứng lên, cùng nắm tay để quyết cải thiện vấn nạn này.
Đó là sự có mặt của hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt, còn được
gọi tắt là VAHF trong 10 năm qua.
Công việc của họ ra sao, những thành quả và những khó khăn còn cần phải khắc
phục như thế nào? Để tìm hiểu vấn đề một cách rành rọt, phóng viên Mỹ Lợi chúng
tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với chị Triều Giang, Hội trưởng Hội VAHF,
nhân dịp Hội thăm viếng thành phố New Orleans để kỷ niệm 10 năm thành lập. Xin
mời quý khán thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn đặc biệt này:
- Nói về những thuận lợi và khó khăn của Hội VNHF ở bước đầu tiên trong tiến
trình hoạt động của hội cho công việc bảo tồn lịch sử và văn hoá của người Mỹ
gốc Việt, chị Triều Giang cho biết:
- Ngoài kết quả sau 3 năm đầu hoạt động của Hội đã thành công trong việc vừa
thu thập vừa phổ biến và đưa những tài liệu lịch sử trung thực về cuộc chiến
Việt Nam vào các trường Đại Học tại Hoa Kỳ, chị Triều Giang cho biết để bổ sung
vào những tài liệu lịch sử hiện có trên 200 ngàn trang giấy của Hội tù Nhân
Chính Trị Việt Nam đang được tàng trữ tại Việt Nam Center tại Đại học Texas
Tech, nói về thân phận của người lính VNCH đã bị trả thù ra sao sau khi miền
Nam rơi vào tay CS, hội đã và đang thực hiện chương trình Oral History, để tạo
thành bộ tài liệu lịch sử sống bằng chính giọng nói của người Việt tự do và lời
kể của chính nạn nhân chế độ cộng sản qua chương trình 500 lịch sử phỏng vấn:
- Khi thực hiện chương trình Oral History, Hội không ngờ giới trẻ hưởng ứng rất
mạnh. Tổng Hội Sinh Viên gồm 119 trường Đại Học Hoa Kỳ và Canada đã tự nguyện
gây quỹ được gần 60 ngàn đô-la để tặng hội có thêm phương tiện để thực hiện
chương trình này.
- Được biết hội đứng ra và phối hợp với nhiều tổ chức để thực hiện cuốn phim
tài liệu 6 tập với tựa phim Hành Trình Tìm Tự Do có tên tiếng Anh là the
Journey to Freedom, chị Triều Giang cho biết thêm:
Công việc bảo tồn và phổ biến lịch sử và văn hoá của người Việt qua những nỗ
lực của Hội VAHF đã có những thành quả đáng mừng, đáng khích lệ. Tuy nhiên cũng
như chị Triều Giang đã chia sẻ; con đường vẫn còn dài. Ngày nào đó mà người
Cộng sản và nhóm sử gia phản chiến còn tiếp tục chối bỏ sự thật, tiếp tục đầu
độc người ngoại quốc và con em của chúng ta, những người chỉ được nghe Cộng sản
nói, mà không kinh nghiệm, không trải qua việc làm của CS, ngày đó, công việc
bảo tồn và phát huy lịch sử và văn hoá Việt Nam vẫn là điều rất cần thiết.
Chúng ta không có chính phủ, không có ngân sách để tài trợ vì thế rất cần sự
cộng tác, sự đóng góp của mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta không làm, thì sẽ
không có ai làm thế cho chúng ta.
Rất mong đồng hương tiếp tục nâng đỡ, hỗ trợ và khích lệ Hội VAHF một Hội đang
dấn thân ở tuyến đầu của mặt trận văn hoá.
Mỹ Lợi tường trình từ New Orleans, Louisiana.
http://www.vietvungvinh.com