Hoa-Kỳ Đã Hội Đủ Yếu Tố Lụn Bại
Đại-Dương
Hậu bầu cử 2012 tại Hoa Kỳ đã biểu thị đủ yếu tố lụn bại của siêu cường duy nhất sau khi Liên Sô tan rã vào năm 1991.
Có lẽ, chỉ một phần rất nhỏ trong Hiệp Chủng Quốc
Hoa Kỳ muốn đất nước này lụn bại do lòng thù hận đến từ định kiến sai
lầm về tôn giáo, về thể chế chính trị, về mối giao dịch trong xã hội
nên chẳng bao giờ ngưng đòi hỏi Chính phủ phải thoả mãn nhu cầu.
Một số khác đẻ ra hoặc tưởng tượng các kế hoạch,
chương trình chứa đầy loại ngôn từ vì nước, thương dân mà khi đem áp
dụng chỉ làm đất nước lụn bại, dân tình khốn khó.
Khối đa số làm nền tảng cho Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
canh cánh bên lòng "ta đã làm gì cho đất nước" và sẵn sàng hy sinh chút
lợi ích nhỏ nhen, đưa vai gánh vác trách nhiệm để xây đắp một quốc gia
hùng cường, một xã hội hài hoà, một tương lai sáng lạn cho thế hệ mai
sau.
Cuộc bầu cử năm 2012 tại Hoa Kỳ cũng đã phơi bày rõ rệt hai đường lối quốc-gia-hoá và xã-hội-hoá.
Chủ trương quốc-gia-hoá đề xướng những kế hoạch
nhằm khai thác tiềm năng của dân tộc về nhân lực, tài nguyên thiên
nhiên hầu nhanh chóng thoát khỏi cơn suy trầm kinh tế, duy trì địa vị
siêu cường mà Hoa Kỳ từng giữ cho nhân loại khỏi rơi vào một trận thế
chiến nữa.
Chính quyền vì quốc gia không phân biệt tôn giáo,
sắc tộc, giới tính, giai cấp nên chẳng bao giờ đấu tranh riêng lẻ cho
một bộ phận nào trong xã hội để gieo sự thù hận, nghi kỵ, gây chia rẽ
dân tộc.
Tiềm năng con người vô tận, nhưng, không đồng đều
trong mọi lĩnh vực nên hãy để cho mỗi công dân tự chọn hướng đi cho
cuộc đời. Dân giàu, nước mạnh khi toàn dân dốc hết tiềm năng cho tổ
quốc, cho xã hội.
Thu hẹp guồng máy hành chính để tránh tình trạng “hành dân là chính” mới tạo điều kiện cho tinh hoa dân tộc nở rộ.
Chủ trương xã-hội-hoá cho phép Chính quyền xen vào
từng hoạt động của mỗi công dân, lo cho giới này, ép nhóm kia tạo ra
những hạt nhân bất ổn xã hội.
Khả năng của Chính quyền có giới hạn nên bất cứ
guồng máy hành chính đồ sộ nào cũng cản trở sáng kiến cá nhân bằng luật
lệ, quy định. Do đó, công chức, chính trị gia kết bè, kéo cánh thành
Chính phủ thân hữu.
Hoa Kỳ luôn luôn dẫn đầu chỉ số cạnh tranh toàn cầu
đã bị tụt xuống 6 bậc, nợ công thêm 5,000 tỉ USD, nợ Trung Cộng 1.2 tỉ
USD, thất nghiệp 23 triệu người sau 4 năm cầm quyền của Tổng thống
Obama.
Xã-hội-hoá kiểu cộng sản làm cho dân đói khổ cùng
cực. Xã-hội-hoá kiểu Châu Âu đã đẩy một số nước lâm vào cảnh phá sản,
những cường quốc một thời như Pháp, Anh, Ý, Nhật đang vật lộn với chiếc
vòng kim cô ngày càng siết chặt.
Châu Âu, Nhật Bản và một số quốc gia trong Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế đã xây dựng Kế hoạch Bảo hiểm Y tế toàn
dân khi nền kinh tế phồn thịnh, nợ công dưới 30% GDP mà tới nay đã trên
100% GDP. Muốn thoát cũng thiên nan, vạn nan.
Không ai chối bỏ Hệ thống Bảo hiểm Y tế có nhiều
khiếm khuyết cần sửa chữa. Nhưng, không thể vào giai đoạn suy trầm kinh
tế toàn cầu. Nợ công của Mỹ 16,000 tỉ USD, hơn 100% GDP lại phải vay
thêm 3,000 tỉ USD để áp dụng Obamacare chẳng phải cố tình làm cho Hợp
Chủng Quốc Hoa Kỳ nghèo thêm hay sao?
Chính quyền không thể chạy theo nguyện vọng của
từng nhóm nhỏ trong xã hội mà phải có chính sách bình đẳng toàn diện.
Nếu không, Chính quyền sẽ bị nghiệp đoàn, tổ chức hoà bình xanh, các
cộng đồng sắc tộc, hội nghề nghiệp bắt làm con tin. Trường hợp này đã
diễn ra nhan nhãn ở Châu Âu, Nhật Bản khiến cho giới chính trị gia đành
bó tay trước các kế hoạh cải cách kinh tế, tăng cường tính cạnh tranh
toàn cầu.
Dân nuôi Chính phủ thì phồn thịnh. Chính phủ nuôi dân thì phá sản. Điều này đã được lịch sử chứng minh.
Nói cho cùng, xã-hội-hoá là do các chính trị gia
thiếu-bản-lĩnh cấu kết với các nhóm, phe, phái trong xã hội để kiếm và
giữ chiếc ghế trong Chính quyền hầu hoang phí công quỹ.
Toàn-cầu-hoá không dành riêng cho các nước tư bản
văn minh mà còn phải đương đầu với các thể chế tư bản man rợ đang muốn
bứt phá luật lệ quốc tế trên mọi lĩnh vực. Thời gian 4 năm cầm quyền,
Obama chỉ ký được 3 Hiệp ước tự do Mậu dịch do Chính quyền George W.
Bush đàm phán so với 15 của Trung Cộng nên hàng hoá của Mỹ khó cạnh
tranh về giá cả với Khủng long Đỏ.
Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh không thể đương đầu với Microsoft, Google, Boeing … nhưng, có thể chèn ép Hoa Kỳ trong cương vị chủ nợ.
Nhà Thanh tiêu vong vì thuốc phiện. Thực dân Pháp độc quyền bán thuốc phiện làm do dân tộc Việt Nam suy yếu.
Một số Thống đốc Dân Chủ hợp-pháp-hoá cần sa dẫn
tới sức khoẻ suy yếu, băng đảng hoành hành, người người, nhà nhà trồng
cần sa. Guồng máy chính quyền phình ra để kiểm soát việc trồng và tiêu
thụ cần sa khiến cho dân chúng có ý thức dân tộc phải è cổ đóng thuế.
Vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ đang suy yếu không vì
tiềm năng quân sự giảm sút mà do thiếu vị Tổng Tư lệnh am hiểu quân
đội. Tổng thống Obama rút quân khỏi Iraq theo Hiệp ước mà Bush đã ký
với Thủ tướng Nouri al-Maliki.
Obama tăng quân đột ngột kiểu Bush, nhưng, 100,000
quân thiện chiến của Mỹ hoạt động như địa phương quân và chờ lính, cảnh
sát A Phú Hãn giết gây lãng phí và xuống tinh thần cho quân Mỹ.
Các tướng lĩnh như chiến lược gia quân sự bị Tổng
thống Obama coi như công chức nên tìm cách sa thải hoặc giáng chức 4 vị
tướng tại chiến trường A Phú Hãn.
Tướng David McKiernan bị ép phải rời chức Tư lệnh
tại A Phú Hãn ngày 11-5-2009 vì không thích hợp với chiến lược của
Obama. Tướng Stanley McChrystal thay thế chỉ tại vị được 13 tháng vì đã
cùng các phụ tá chế nhạo những lãnh đạo dân sự dốt về chiến tranh.
Tướng David Petraeus tiếp nhận vai trò Tư lệnh từ
tháng 7-2010 khoảng một năm đã bị đưa về làm Giám đốc Cục Tình báo
Trung ương Mỹ từ tháng 9-2011, một công việc thư lại. Petraeus đã từ
chức hôm 9-11-2012 vì dính dáng tới phụ nữ ngoài hôn nhân. Tướng John
Allen thay cho Petraeus ở A Phú Hãn cũng đang bị điều tra liên quan đến
phụ nữ.
Hiến pháp Hoa Kỳ quy định giới quân nhân thuộc
quyền chỉ huy của các nhà lãnh đạo dân sự. Thực tế, các tướng lãnh đóng
vai trò trọng yếu và bất khả thay thế trong việc bảo vệ an ninh quốc
gia, toàn vẹn lãnh thổ và thực thi chiến lược toàn cầu.
Cách xử sự độc đoán của Tổng thống Obama làm cho
giới tướng lãnh không thể vận dụng tầm hiểu biết chiến lược quân sự để
mang lại chiến thắng cho Hoa Kỳ. Đồng thời, làm cho giới tướng lãnh mất
uy tín đối với Quân đội.
Trong khi giới tướng lãnh đứng trước họng súng của
kẻ thù khắp thế giới lại cứ bị vị Tổng Tư lệnh đâm sau lưng thì còn ai
muốn giốc lòng vì tổ quốc? Kẻ thù của nước Mỹ mở sâm banh đều đều.
Tổng thống Obama tái cử, Hamas bèn rót phi đạn dồn
dập vào lãnh thổ Israel vì biết rõ "người anh em" đang bắt vít trong
Toà Bạch Ốc sẽ tìm mọi cách ngăn cản Thủ tướng Benjamin Netanyahu mở
chiến dịch phản công vào Dải Gaza.
Kinh tế ì ạch với chiếc bóng suy trầm đợt hai chập
chờn, các tập đoàn lo cắt giảm nhân viên, chuyển cơ sở sản xuất ra
ngoại quốc hầu tránh thuế, trốn luật lệ khắc khe.
Trong khi đó, Obama tiếp chương trình kinh tế hoang phí sẽ đưa Hoa Kỳ tiến dần tới bờ vực phá sản khi nợ công tăng vùn vụt.
Bảo hiểm Y tế rục rịch tăng giá theo Obamacare.
Giới tướng lãnh chỉ trố mắt nhìn Trung Cộng, Nga, Iran, Bắc Hàn mà không thể thi thố chiến lược quân sự toàn cầu.
Con đường tàn lụi của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ không do người Mỹ kém tài mà vì chọn nhầm lãnh đạo.
@ Quân-sử Việt-Nam